Tại sao á? Mời bạn khám phá tiếp ở ảnh sau nhé!
PHẦN TÁO & CARAMEL MẬT TÁO
– 3 quả táo Dazzle
– 3 quả táo Granny Smith
– 80g bơ nhạt
– 120g đường nâu
– 3 Tbsp mật táo
– 1 tsp bột quế
PHẦN CỐT BÁNH
– 110g bơ nhạt để mềm ở nhiệt độ phòng
– 150g đường
– 2 quả trứng gà
– 2 Tbsp mật táo
– 250g bột mì đa dụng (hoặc 250g bột cake)
– 2 Tbsp bột nở (baking powder)
– 100ml sữa chua không đường
– 150ml sữa tươi
Ăn kèm: Kem vanilla (icecream/ gelato)
Dụng cụ:
Khuôn tròn đế liền 23-25cm
*Kiến tạo: đường chuyền cuối cùng để ghi bàn trong bóng đá, hoặc cách cầu thủ tạo cơ hội cho đồng đội ghi bàn dễ dàng.
Ai xếp táo được như này, không flex với Yêu Bếp là có lỗi với bản thân!!!!
Phiên bản OCD được kiến tạo từ 2 loại táo New Zealand nổi tiếng là Dazzle và Granny Smith với độ giòn hoàn hảo, độ ngọt và chua kết hợp cùng nhau cực cuốn hút.
Tranh thủ flex thêm là táo New Zealand này có chất lượng khỏi cần “check VAR”, được nhập khẩu trực tiếp từ Mr Apple – nhà trồng táo nổi tiếng với hơn 1150 héc-ta nhà vườn. Rộng thênh thang ta nói phải sắm đến 2 con siêu xe. Một xe để đi cho hết nhà vườn, và 1 xe để thu hoạch cho hết táo
Quá là xứng đáng để flex =)))
Ừ thì mình có một thứ nguyên liệu cực đỉnh đấyyy!!
Bạn vẫn nhớ cách làm MẬT TÁO NGUYÊN CHẤT, thứ mật thần kì có thể “pressing” bất cứ ai khi nếm thử chứ?
Nếu không nhớ thì xem lại bài mình đã hướng dẫn cách làm mật táo nha.
*Pressing: chiến thuật trong bóng đá, khi toàn đội thu hẹp không gian chơi bóng và tạo áp lực trực tiếp lên đối phương.
Đầu tiên là chọn 2 quả kích cỡ tương đương nhau, thấp, tròn và có đường kính lớn để khi xếp khuôn dễ thao tác hơn, các lát táo đều nhau và phần mặt bánh nướng khi thành phẩm lúc “úp ngược” sẽ rất đều đẹp.
Nên dùng xen kẽ 2 loại sau để bánh có màu sắc đẹp mắt:
Táo GRANNY SMITH New Zealand: vỏ xanh mát mắt, chua dịu giòn tan, mùi thơm đặc trưng, vào vụ khoảng tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
Táo DAZZLE New Zealand: Quả to chắc đỏ óng, thịt quả trắng kem, giòn mọng như dưa hấu, thơm nhẹ nhàng, vị ngọt thanh mát, vào vụ từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
Trong vỏ táo vỏ táo chứa nhiều chất chống oxy hóa nên khi gọt vỏ sẽ làm mất đi một lượng lớn chất này. Cụ thể, theo kiểm nghiệm của nhà trồng Mr Apple, trong 1 quả táo Dazzle nguyên vỏ chứa đến 11% chất xơ. Nhưng nếu bỏ phần vỏ đi thì chất xơ chỉ còn 9% thôi đó. Tương tự, với táo Granny Smith nếu bỏ đi phần vỏ xanh giòn này thì tỉ lệ chất xơ cũng giảm đi đáng kể.
Xếp trước táo lên một cái đĩa tròn có đường kính tương đương khuôn bánh, nhưng đủ lọt lòng khuôn.
Tới đây thì úp ngược dứt khoát đĩa táo xuống rồi đặt khuôn bánh lên bàn hoặc mặt phẳng, sau đó cẩn thận gỡ đĩa ra và dàn nốt các miếng táo còn lại thành lớp táo nhỏ phía tâm khuôn cho kín, đồng thời chỉnh lại các miếng táo viền cho đều nhau nha!
Rất nhanh và dễ dàng. Sau khi đã thành thạo và hình dung được cách xếp táo sao cho vỏ táo ở đáy khuôn thế này rồi, thì bạn cứ nhìn hình này để xếp kênh táo lên, không cần dùng đĩa úp ngược nữa nhé!
Tắt bếp, quấy đều vài vòng để hỗn hợp nguội bớt nha!
Sau khi rót caramel, bạn có thể đập nhẹ phần khuôn xuống mặt bàn, mặt phẳng để phần xốt này được “len” vào tất cả các khoảng trống giữa các lớp táo nhé.
Việc để khuôn táo đã rót xốt caramel “nghỉ” chính là cách để phần caramel này đông lại, tạo thành lớp “kết dính” giúp cố định các lát táo. Khi bạn đổ phần bột bánh lỏng vào cũng không sợ các lát táo này bị xê dịch, xô lệch khỏi vị trí
Dùng máy đánh trứng đánh bơ đã mềm và đường tới khi bông mịn sáng màu ở tốc độ vừa.
Ta được hỗn hợp (A) màu vàng đẹp, mùi thơm, không cần phân biệt hay tìm nhãn làm gì cho mệt =))))
Gõ nhẹ khuôn xuống bàn cho bớt bọt khí và phẳng mặt.
Thử bánh chín bằng cách xiên nhẹ tăm tre, bánh ráo không dính tăm là đã chín.
Nhưng đây chưa phải chiếc bánh đẹp lộng lẫy có thể “pressing” người ấy đâu bạn ơi =))))
Để bánh nguội bớt rồi nhẹ nhàng dùng lưỡi dao lách quanh khuôn bánh. Đồng thời cắt 1 hình tròn bằng giấy nến có đường kính bằng với bánh, rồi đặt luôn lên mặt cốt bánh thế này nhá
Đố bạn biết để làm gì?
Nếu không có lớp giấy kia, bánh sẽ dính chặt vào mặt đĩa/ cake stand và bạn sẽ rất khó để chỉnh lại vị trí bánh nếu chẳng may úp lệch.
…
Úp ngược phần khuôn bánh này xuống rồi đặt cố định trên mặt bàn, sau đó gỡ khuôn ra!! Tới đây thì bạn đã hiểu tại sao lại gọi là bánh táo úp ngược ngon quyến rũ chưa?
Không những vậy, phần mật táo này sẽ luôn được giữ ở đáy khuôn, trong quá trình nướng, phần bột bánh ở phía trên vẫn nở bông xốp, chỉ thấm mềm từng dòng caramel mật táo chảy xuống khi mọi thứ được “úp ngược” mà thôi.
Bánh sẽ rất ẩm mềm thơm mà không bị khô bứ.
Nhưng mọi sự “đảo ngược” trên đời đều mang lại những khoảnh khắc bất ngờ và thú vị
Xin được flex cái sự xinh đẹp này trong chốc lát.
Nó giống như khi bạn được hưởng một quả Penalty mà biết chắc chắn rằng khung thành không có thủ môn vậy áaa
Chúc các bạn trở thành “chiến thần flex” với món bánh táo úp ngược cổ điển ngon tuyệt từ những trái táo tươi New Zealand này nha
Bánh táo úp ngược ngon tuyệt khi ăn kèm một viên kem vanilla!
Và còn ngon hơn nữa khi rứoi thêm chút mật táo óng ả
Bánh táo cinh đẹp và bộ trà chiều sứ Đan Mạch 50 củ
Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé
Link bài gốc từ: