CANH BÓNG TUYẾT HOA MỌC SON, MÓN NGON CỖ TẾT HÀ NỘI

CANH BÓNG TUYẾT HOA MỌC SON, MÓN NGON CỖ TẾT HÀ NỘI
Có một món cỗ Tết cổ truyền, khi xưa thường được các gia đình Hà Nội thử tài con dâu mới, đó chính là món canh bóng tuyết hoa mọc son, một món ngon cầu kì thường được làm vào các dịp cỗ bàn, đặc biệt là Tết nguyên đán của người Hà Nội.
Là một trong 4 món canh phải có trong mâm cỗ của người Hà Nội (bóng, vây, măng, miến), canh bóng tuyết hoa mọc son, hay còn gọi là canh bóng thả mọc son gây ấn tượng với những viên mọc tròn xoe, đỏ óng như son ôm lấy nấm hương nâu, thêm bóng bì trắng như tuyết được coi là tín hiệu của may mắn, thịnh vượng.
Cái hay của món canh này không nằm ở sự đắt tiền của nguyên liệu, mà nằm ở cách chế biến và sắp xếp bố cục bát canh hài hòa, bóng bì “tuyết hoa” cùng mọc son và phần chân tẩy rực rỡ vừa ngon mắt lại ngon miệng, thi vị như thơ.
Bạn có biết “chân tẩy” trong món canh bóng này là gì không? Nếu biết hãy comment nhé
Ngày xưa, các cụ thường chuẩn bị Tết rất sớm. Măng, miến, gạo, đỗ dễ phải “kén” từ sau hè. Cho đến ngày mười tư, mười rằm tháng Chạp là đã phải tuyển lựa xong hết bóng bì ngon, nấm hương, rồi sát ngày cỗ bàn thì mới đến phần chân tẩy để chọn được rau củ mới, mỡ màng, tươi rói.
Quan trọng nhất của bát canh chính là phần “tuyết hoa” và “mọc son”. Tuyết hoa chính là phần bóng bì. Theo lối thủ công, bì lợn phải được cạo nóng với nước sôi già cho thật trắng, sau đấy là lạng bỏ hết lớp mỡ dính da. Lọc càng sạch thì bì khi nướng sẽ nổ càng đều, lại không sợ ngấy mùi hôi mỡ. Còn mọc son được làm từ giò sống và gấc nếp. Vị gấc cũng chính là vị Tết, mùa gấc cũng là mùa Tết và mùa cưới xin. Vậy nên, bát canh bóng thả mọc son với hương vị thanh ngọt, dịu dàng, dẻo dai của bóng bì và màu đỏ son may mắn của gấc cũng thường được chọn là món canh xuất hiện trong các mâm cỗ tiệc cưới ở Hà Nội.
Cùng mình tìm hiểu về món canh này nhé!
NGUYÊN LIỆU:
CANH – BÓNG BÌ – MỌC SON
– 1kg xương ống heo
– 1.5 lít nước
– 1 thìa nhỏ muối
– ½ thìa nhỏ đường phèn tán nhỏ
– 50g tôm nõn ngâm nở
– 50g nấm hương ngâm nở
– 100g bóng bì
– 200g giò sống
– 4 thìa to thịt gấc tươi
– 1 mẩu gừng
– 50ml rượu trắng
– 1 củ hành tây
– Mắm muối vừa ăn
CHÂN TẨY
– 100g quả đậu dẹt (đậu hòa lan)
– ½ cây súp lơ trắng
– ½ cây súp lơ xanh
– ½ củ su hào nhỏ
– 1 củ cà rốt nhỏ
– 50g nấm rơm (tùy thích)
– 10 quả trứng cút luộc
Cách làm chi tiết, mình sẽ hướng dẫn trong từng ảnh.
Bạn nào thích xem vizéo hướng dẫn nấu canh bóng, âm thanh hình ảnh mượt mà sắc nét, rực rỡ như bát canh thì mình sẽ để dưới comment
Mâm cỗ nhà bạn có món canh Tết đặc trưng nào, hãy chia sẻ dưới bình luận nhé!
Có một món cỗ Tết cổ truyền, khi xưa thường được các gia đình Hà Nội thử tài con dâu mới, đó chính là món canh bóng tuyết hoa mọc son, một món ngon cầu kì thường được làm vào các dịp cỗ bàn, đặc biệt là Tết nguyên đán của người Hà Nội.
Cái hay của món canh này không nằm ở sự đắt tiền của nguyên liệu, mà nằm ở cách chế biến và sắp xếp bố cục bát canh hài hòa, bóng bì “tuyết hoa” cùng mọc son và phần chân tẩy rực rỡ vừa ngon mắt lại ngon miệng, thi vị như thơ.
Bạn có biết “chân tẩy” trong món canh bóng này là gì không? Nếu biết hãy comment nhé
Quan trọng nhất của bát canh chính là phần “tuyết hoa” và “mọc son”. Tuyết hoa chính là phần bóng bì. Theo lối thủ công, bì lợn phải được cạo nóng với nước sôi già cho thật trắng, sau đấy là lạng bỏ hết lớp mỡ dính da. Lọc càng sạch thì bì khi nướng sẽ nổ càng đều, lại không sợ ngấy mùi hôi mỡ.
Còn mọc son được làm từ giò sống và gấc nếp. Vị gấc cũng chính là vị Tết, mùa gấc cũng là mùa Tết và mùa cưới xin. Vậy nên, bát canh bóng thả mọc son với hương vị thanh ngọt, dịu dàng, dẻo dai của bóng bì và màu đỏ son may mắn của gấc cũng thường được chọn là món canh xuất hiện trong các mâm cỗ tiệc cưới ở Hà Nội.
Là một trong 4 món canh phải có trong mâm cỗ của người Hà Nội (bóng, vây, măng, miến), canh bóng tuyết hoa mọc son, hay còn gọi là canh bóng thả mọc son gây ấn tượng với những viên mọc tròn xoe, đỏ óng như son ôm lấy nấm hương nâu, thêm bóng bì trắng như tuyết được coi là tín hiệu của may mắn, thịnh vượng.
Đầu tiên là sơ chế và nấu nước dùng nhé!
Có nhiều nhà sẽ tận dụng phần nước xuýt gà để nấu canh bóng thả. Còn hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách nấu nước hầm với xương nhé, cũng ngon và hợp vị hơn nhiều

Đun sôi 1 nồi nước rồi thả vài lát gừng ta vào này!

Cho xương ống vào chần cho ra hết tiết, cặn bẩn thì vớt ra, rửa và chà lại thật sạch.
Cho xương ống đã sạch sẽ vào nồi, thêm 1.5 lít nước lọc cùng muối, đường phèn và vài lát gừng.
Bật bếp, ninh lửa vừa trong 45 phút, đậy hờ nắp vung để nước trong và không bị mùi chua.
Liên tục hớt bỏ hết bọt cặn trong quá trình ninh xương.
Trong lúc ninh nước dùng mình sẽ sơ chế bóng.

“Bóng” được làm từ phần bì lợn, đem cạo thật sạch với nước sôi già cho trắng và hết lông. Sau đó bì sẽ được nổ cho bung nở, xốp giòn như bong bóng, thế nên có tên là bóng bì.

Ngâm mềm bóng với nước vo gạo để trôi hết bụi sau đó bóp nhẹ cho ráo nước rồi thái thành từng dài vuông vắn và tỉa bóng thành miếng hình thoi vừa ăn.

Tiến hành “tẩy” bóng với cốt rượu gừng (gồm gừng giã, rượu trắng và xíu muối).

Tẩy bóng bằng cách cho bóng vào âu to, chắt nước cốt rượu gừng vào rồi trộn thật đều, mát-xa 2 mặt miếng bóng cho hết mùi.

Bóng bì làm kiểu truyền thống thường sẽ rất hôi mùi mỡ, nếu không tẩy sạch thì bát canh sẽ có mùi tanh, hoi thậm chí nổi váng, trông rất kém ngon.

Xả lại bóng với nước sạch rồi bóp nhẹ tay để bóng khô ráo mà vẫn giữ được độ xốp, có mùi thơm nhẹ của gừng ta.
Xong “tuyết hoa” thì mình làm đến mọc son.

Chọn lấy gấc nếp, “đánh” với chút rượu trắng để lọc lấy 4 Tbsp thịt gấc tươi. Thịt gấc đem trộn đều cùng giò và quết, đập thật kĩ để giò dai, giòn, không bị bở.

Nấm hương khô mình đã ngâm nở trước đó và vắt ráo, thấm thật khô. Để phần giò và nấm dính liền với nhau không cắt đôi nỗi sầu thì bạn nhớ đừng cắt “tịt” phần chân nấm, hãy để chừa lại 1 chút nhá

Nước ngâm nấm cũng để lại luôn, tí có việc quan trọng lắm!

Dùng thìa xắn từng phần giò gấc và phết vào lòng nấm. Tận dụng luôn mặt ngoài của phần thuôn tròn trên thìa vun cho giò bám thật chặt vào gốc nấm, tròn đều, không lem nhem.
Làm lần lượt đến khi hết!
Ai đã có tình yêu tình đương thì làm 1 đĩa.
Ai độc thân muốn cầu tình duyên thì làm gấp đôi.
Còn ai muốn có 10 người yêu, ra mắt mà mộng chè lác mắt vì dâu mới quá xịn thì mời share bài viết này về và xem tiếp ảnh sau =))))
Sau khi nước hầm đã ngọt, thơm mình sẽ vớt hết xương ra và dùng rây để lọc sạch, chỉ lấy phần nước cốt xương ống.
Tiếp tục thêm hành tây vào nấu thêm 15-20 phút để canh ngọt thanh hơn và không bị chua nước.

Đương nhiên, phần bã hành tây này nấu xong cũng vớt ra luôn nha!

Tất cả cảm xúc:

Su Mũm Mĩm và 2 người khác

Sơ chế nốt phần chân tẩy nè
“Chân tẩy” là phần rau củ được nấu cùng nguyên liệu chính là bóng bì và mọc son.

Tuỳ khẩu vị nhưng không thể thiếu được cà rốt, su hào là các nguyên liệu gần gũi, quen thuộc của mùa Tết Hà Nội. Sau là các loại đậu Hoà Lan, hoa lơ trắng – xanh và nấm rơm vào cho màu sắc chân tẩy đủ rực rỡ.

Ngoài ra, các bạn có thể thêm thịt thăn thái mỏng, trứng cút luộc/ rán xốp thêm vào bước cuối cùng nhé, tùy khẩu vị gia đình.

Phần nước hầm đã lọc sạch sẽ mình sẽ đun nóng lại rồi thả mọc son vào.
Quá đơn giản, mọc nổi lên là đã chín
Ghê chưa ghê chưaaa!! Không một viên mọc nào chia tay nấm hương luôn, khăng khít gắn bó không rời.
Vớt mọc son ra nè
Thêm tôm nõn khô ngâm nở vào.
Thêm luôn nước ngâm nấm hương cho nhân đôi cái sự thơm thảo vào nhé!

Sau đấy thì nêm lại mắm, muối cho vừa khẩu vị gia đình.

Cuối cùng là thả bóng!
Thả bóng chính là thả bóng ấy, không phải là thả bóng đâu =)))
Thêm chân tẩy vào nấu cùng.
Lần lượt là cà rốt, su hào lâu chín cho vào trước.
Tiếp đến là đậu hòa lan, hoa lơ xanh – trắng rồi đến nấm rơm.
Nấu thêm vài phút để giữ độ giòn, màu xanh tươi.
Sau cùng là vớt phần chân tẩy ra bát.
Người khoa trương thì múc bát canh đầy “tú hụ”, lộn xộn, mọi nguyên liệu đều tranh nhau làm tổ trưởng.

Người ý nhị, tinh tế, thì xếp bát canh như một vườn hoa, với các miếng bóng xốp mềm, thấm vị được xếp cân đối trên thành bát, rồi lần lượt là chân tẩy với nhiều màu rực rỡ, tạo thành bố cục hài hòa, ngon mắt.Chan nước canh nóng, trong vắt, ngọt thơm vào cho tròn vị.

Cuối cùng là thêm mọc son và chan nước canh cho xâm xấp mặt là đã hoàn thành.
Một món ăn chỉn chu từ khâu chọn nguyên liệu, cho tới cầu kỳ về cách nấu nhưng lại rất xứng đáng được có mặt trong mâm cỗ của những dịp quan trọng.

Cái hay, cái khéo của người nấu là phải làm sao khi có nhiều nguyên liệu đạm, thịt mà cảm quan thành phẩm món canh phải trong, ngọt thanh, dịu nhẹ, không hoi ngấy.

Mời bạn cùng thưởng thức món canh đặc biệt này nhé

Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé

Link bài gốc từ:

Related posts

|MÓN NGON – NẤU GỌN| CÁCH LÀM PAD KRA PAO THỊT XÀO HÚNG QUẾ KIỂU THÁI

CÁCH LÀM GỎI BÒ XỐT THÁI THƠM PHỨC NỨC MŨI

ĐẶC SẢN MÙA THU | XÔI TRÁM MUỐI CÁ NƯỚNG DẺO THƠM ẤM LÒNG