ĐI TÌM CỦ MÀI MÙA XUÂN & CÁCH LÀM CHÈ “DƯỠNG XINH” BỒI BỔ SỨC KHỎE

ĐI TÌM CỦ MÀI MÙA XUÂN & CÁCH LÀM CHÈ “DƯỠNG XINH” BỒI BỔ SỨC KHỎE
Đâu đó giữa những ngày mưa nồm ẩm cuối mùa xuân, Hà Nội cũng có vài ngày nắng hửng.
Trời se lạnh, khô ráo.
Cái rét ngọt vương lại của cuối xuân làm mình nhớ và thèm tha thiết một món chè bổ dưỡng cực kì ngon miệng mà mẹ hay làm.
Sực nhớ ra, món chè này, cũng chính là một “thang thuốc bổ ngọt ngào” để bồi bổ sức khỏe, phục hồi thể lực sau khi ốm, lại còn giúp da dẻ hồng hào, tóc tai óng mượt. Nên mẹ hay gọi đùa là chè “dưỡng xinh”.
Có ai biết đến củ hoài sơn chưa? Thứ củ mùa xuân non mỡn, thịt củ trắng muốt ngon lành ấy, chính là củ mài (họ khoai mài rừng) đấy.
Hoài sơn vốn rất bổ dưỡng, được dùng trong các vị thuốc Bắc. Hoặc để ninh nấu bồi bổ sức khoẻ. Hoài sơn cực giàu chất xơ hoà tan ở dạng keo nhớt – được mệnh danh là nguồn collagen thực vật cực dồi dào, là bài thuốc dưỡng nhan tuyệt vời cho các mẹ các chị.
Không những thế, hoài sơn còn bổ tì vị, rất bổ thận, trị suy nhược… nên ngày Tết thường được nấu làm món tráng miệng cuối bữa để cân bằng, tiêu bớt đạm, mỡ, chống ngấy chống tích béo.
Từ mấy năm nay, mình phát hiện ra “nơi tru ngụ bí ẩn” của mình ngoài bãi sông Hồng có những thửa ruộng trồng hoài sơn. Mùa này là mùa thu hoạch hoài sơn, từng hàng chồng củ tươi còn rỉ nhựa, thơm nồng mùi đất mới, thật thích không tả được.
Nên hôm nay, mình lại rủ mấy đứa trong team admin đi tìm củ hoài sơn về nấu chè bồi bổ cho các tay đua F0, F1 nhà mình đây.
Mình nhớ ngày xưa, các bà nấu món này ngon lắm, không đánh thêm chút bột nào mà chè vẫn sánh vì tự củ tiết ra chất dẻo sóng sánh. Nước chè thanh mát từ đường phèn, nhãn nhục. Đặc biệt, mùi chè rất thơm vì mùi hoài sơn bở tung quyện với thứ “gia vị” bí mật mà bao năm sau mình vẫn lưu luyến mãi bát chè ấy, đó chính là một nhúm trần bì – vỏ quýt hôi treo khô, được thái chỉ nhỏ tý thả vào nồi chè.
Củ hoài sơn tươi thì thời điểm này đang mùa, nhiều lắm đấy. Các bạn có thể tìm mua ở các chợ, hỏi hàng rau, hàng lá nhé. Còn không, có thể tìm mua hoài sơn sấy, hoài sơn khô cũng được nhé.
Trong đông y, loại dược liệu có thể sản sinh độc tố khi đun nấu bằng vật liệu kim loại như nồi gang, thép ở nhiệt độ cao, hoặc dễ làm mất đi dinh dưỡng, dược tính. Việc đun nấu hay “sắc thuốc” bằng các loại ấm/ nồi đất, nồi dưỡng sinh đảm bảo chất lượng thành phẩm, đồng thời giúp “chất thuốc” trong các loại dược liệu được phát huy tối đa hiệu quả. Vì vậy, mình nấu món chè hoài sơn táo đỏ này với nồi sứ dưỡng sinh HealthyCook của Minh Long.
Mình mê dòng nồi này vô cùng vì nó được làm từ vật liệu sứ tinh tuyển, không chứa các chất độc hại như chì, cadmium nên rất lành tính khi nấu nướng, an toàn với sức khỏe của người dùng. Chưa kể, nấu món gì cũng ngon, nhà mình ai cũng thích.
Trong dòng nồi sứ dưỡng sinh HealthyCook Minh Long, thì Vesta là loại nồi cao chuyên dùng cho các món hầm, om, nấu cháo nấu súp. Dáng “niêu” vòm cong tròn giống các loại niêu đất ngày xưa giúp nhiệt cực đều lên tận trên vung nồi, bạn nào thử dùng nồi này nấu xốt vang, cháo bào ngư, hầm các loại canh bổ dưỡng mà xem, mê cực kì. Và tiết kiệm điện kha khá vì nó giữ nóng rất lâu, mình thường tắt bếp, để nguyên thêm 15-20p nữa là đủ chín nhừ.
Các nguyên liệu còn lại bạn hỏi mua ở hàng thuốc Bắc nhé. Món này vừa ngon vừa bổ, đặc biệt hợp với trẻ con người già, để tăng cường sinh lực và sức đề kháng chống bệnh tật lúc chuyển mùa ẩm ướt.
Cách làm lại không hề khó.
Bạn nào muốn nhẩn nha đọc, nhẩn nha ngắm nhìn một ngày mùa xuân đi tìm củ mài và nấu chè cùng mình, thì nguyên liệu và hướng dẫn từng bước trong ảnh nhé.
Còn bạn nào muốn: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ. Em, em ơi, tình non đã già rồi”…
Thì xem ngay và luôn hướng dẫn bằng video trên kênh Tiktok của Yêu Bếp đây nha:

Hoài sơn vốn rất bổ dưỡng, được dùng trong các vị thuốc Bắc. Hoặc để ninh nấu bồi bổ sức khoẻ. Hoài sơn cực giàu chất xơ hoà tan ở dạng keo nhớt – được mệnh danh là nguồn collagen thực vật cực dồi dào, là bài thuốc dưỡng nhan tuyệt vời cho các mẹ các chị.
Không những thế, hoài sơn còn bổ tì vị, rất bổ thận, trị suy nhược… nên ngày Tết thường được nấu làm món tráng miệng cuối bữa để cân bằng, tiêu bớt đạm, mỡ, chống ngấy chống tích béo.

Trong đông y, loại dược liệu có thể sản sinh độc tố khi đun nấu bằng vật liệu kim loại như nồi gang, thép ở nhiệt độ cao, hoặc dễ làm mất đi dinh dưỡng, dược tính.
Việc đun nấu hay “sắc thuốc” bằng các loại ấm/ nồi đất, nồi dưỡng sinh đảm bảo chất lượng thành phẩm, đồng thời giúp “chất thuốc” trong các loại dược liệu được phát huy tối đa hiệu quả.
Vì vậy, mình nấu món chè hoài sơn táo đỏ này với nồi sứ dưỡng sinh HealthyCook của Minh Long.

Chè nấu từ bột chứa nhiều chất xơ hòa tan tự thân của hoài sơn nên không sợ vữa. Chè chỉ sánh rất nhẹ, không bứ, rất thanh mát.

Sửa soạn nguyên liệu nấu chè nhé:
1 củ hoài sơn (khoai mài) khoảng 1kg.
100g táo đỏ
50g nhãn nhục (long nhãn khô)
50g hạt thông/ nhân hạt dưa đã tách vỏ
1 thìa nhỏ trần bì (mình không có nên thay bằng vỏ cam vàng bào nhuyễn)
1 nhúm nhỏ muối
250g -400g đường phèn tuỳ khẩu vị
1.5-2l nước
Còn hướng dẫn cách làm dưới dạng video thì mọi người xem ở link này nhé:
https://vt.tiktok.com/ZSeT6aP2a/

Chúng mình mò mẫm đi tìm “củ mài mùa xuân”.

Bãi sông những ngày cuối xuân,những con đường đất màu phù sa khô ráo hơn.

Trong cái rét ngọt thật dễ chịu, không gian bỗng như nhuốm một màu xanh lục bình an.

Ôm một bó mùi già về nấu nước, lại nhớ nhung những ngày giáp Tết.

Đến nơi rồi, những sân phơi hoài sơn để làm thuốc đông y.

Người nông dân, sau khi thu hoạch hoài sơn, sẽ sơ chế và phơi để chuẩn bị làm thuốc. Mọi thứ thật bình yên.

Các bà, các mẹ tay thoăn thoắt bào vỏ hoài sơn.

Những sân phơi hoài sơn làm thuốc, ngay cạnh ruộng.

Chiều hoàng hôn doesn’t fine.
Tím dần buông trên cánh đồng bạt ngàn hoa oải hương Việt Nam, tên tiếng tây là Lavender Ferocious Dog. Tên tiếng ta, các cụ vẫn gọi là … húng chó các bạn nhé! =)))))

Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương.
À nhầm, …húng chó!

Một cây quất đầy hoa đẹp tuyệt vời!

Đố bạn biêt hoa gì đây nè!

Mang một ôm hoài sơn và đủ thứ nguyên liệu về để làm chè hoài sơn táo đỏ. Căn bếp nhỏ thật bình yên trong cái nắng nhẹ ngọt ngào hiếm hoi những ngày cuối xuân.

Sửa soạn nguyên liệu nấu chè nhé:
1 củ hoài sơn (khoai mài) khoảng 1kg.
100g táo đỏ
50g nhãn nhục (long nhãn khô)
50g hạt thông/ nhân hạt dưa đã tách vỏ
1 thìa nhỏ trần bì (mình không có nên thay bằng vỏ cam vàng bào nhuyễn)
1 nhúm nhỏ muối
250g -400g đường phèn tuỳ khẩu vị
1.5-2l nước
Còn hướng dẫn cách làm dưới dạng video thì mọi người xem ở link này nhé:
https://vt.tiktok.com/ZSeT6aP2a/

Chuẩn bị một thau nước đầy. Củ hoài sơn rửa sạch, cắt đôi cho dễ cầm, dùng dao gọt/ bào vỏ thật nhanh tay. Rồi thái khoanh mỏng và thái hạt lựu nhỏ. Thái dần khoảng 3-4 khoanh thì thái lựu ngay rồi ngâm ngay vào thau nước cho bớt nhựa.
Lưu ý: Do củ mài khi dính nước có thể gây ngứa với vai người, nên để chắc ăn thì bạn đeo găng tay nhé.
Rửa sạch, lau khô để thật ráo vỏ củ rồi mới tiến hành làm nha

Táo đỏ bỏ hạt, thái khoanh cho đẹp. Giữ lại vài lát khoanh đẹp để trang trí bên trên.
Vì mình nấu bằng nồi sứ dưỡng sinh HealthyCook của Minh Long nó gia nhiệt từ từ, giữ nhiệt tốt nên phần táo đỏ & nhãn nhục không phải ngâm nở trước.
Nếu nấu nồi thường (nồi inox, kim loại), bạn nên ngâm trước nhé.

Vớt củ ra rửa sạch lại nhé.

Cho củ mài và nước vào nồi, lượng nước hơn nửa nồi là vừa nhé.
Nếu nấu nồi thường, bạn phải ngâm củ với nước lạnh 30 phút (không ngâm/ dùng đồ kim loại) rồi mới nấu.
Nhưng nấu nồi đất hay như mình là nồi sứ dưỡng sinh HealthyCook của Minh Long thì bỏ qua được bước này, nấu luôn nha.

Đậy vung. Để lửa to vừa (mức 7-8/9) 5p thì giảm xuống mức 6, nấu thêm 10 – 15p cho đến khi sôi sủi.

Hớt bỏ bọt cho nước chè được trong đẹp.

Cho đường phèn & 1 xíu muối vào nha.
Có thể nêm nếm gia giảm lại độ ngọt của chè theo khẩu vị sau khi tắt bếp. Lưu ý, nếm chè khi còn nóng ấm có xu hướng nhạt hơn khi đã để nguội lạnh, vì vậy khi nấu thấy thanh ngọt mát là vừa, kẻo nêm nhiều đường sau sẽ bị ngọt sắc.

Thêm nhãn nhục, táo đỏ. Nhãn chỉ cần ngâm sơ cho mềm.

Nấu lửa vừa khoảng 5p cho đến khi vớt thử khoai lên thấy bắt đầu mềm và thơm là được.

Thái thật nhỏ/băm nhỏ một mảnh trần bì, thêm vào chè cho thơm.

Thêm hạt thông, nấu thêm 5p thì tắt bếp. Ủ chè thêm 15-20p thì các nguyên liệu sẽ chín nhừ dần, mùi vị hòa quyện rất thơm ngon mà không cần bật bếp. Nồi này giữ nhiệt được rất lâu.

Nồi chè thơm ngon và cực kì bổ dưỡng đã hoàn thành. Chè hoài sơn táo đỏ rất dễ ăn.Trời lạnh thì xụp một bát chè nóng. Trời ấm áp thì làm một ly trà lạnh với đá.
Trong quá trình làm, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, comment cho mình biết tại bài chính nhé. Chúc các bạn thành công & thật nhiều sức khỏe nha.
https://vt.tiktok.com/ZSeT6aP2a/

Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé

Link bài gốc từ:

Related posts

|MÓN NGON – NẤU GỌN| CÁCH LÀM PAD KRA PAO THỊT XÀO HÚNG QUẾ KIỂU THÁI

CÁCH LÀM GỎI BÒ XỐT THÁI THƠM PHỨC NỨC MŨI

ĐẶC SẢN MÙA THU | XÔI TRÁM MUỐI CÁ NƯỚNG DẺO THƠM ẤM LÒNG