“PẺNG TẢI” – CÂU CHUYỆN VỀ CẶP BÁNH ĐEO ĐƯỜNG VÀ PHONG TỤC ĂN TẾT NHÀ NGOẠI ĐỘC ĐÁO CỦA ĐỒNG BÀO TÀY, NÙNG!
Lễ Vu lan & rằm tháng 7 mà không ăn bánh lá gai thì coi như chưa ăn Tết!
Đây là tin chuẩn đấy các bạn ơi, đi đồn ngay đi thôi
Trong văn hóa Tày, Nùng cũng có lễ Vu lan, cũng ăn rằm tháng 7, hơn nữa ngày này còn được coi là cái Tết quan trọng thứ hai trong năm, được gọi với cái tên rất hay, rất ý nghĩa đó là “Pây Tái” – có nghĩa là Tết nhà ngoại.
Người ta quan niệm, con gái đi lấy chồng là người nhà chồng, cả năm phải lo việc hương khói cho nhà chồng. Chỉ tới Tết “Pây Tái”, các cô gái mới được về nhà mình, tự tay nấu nướng, thêu thùa để báo hiếu bố mẹ, còn các chàng rể mang lễ sang để cảm ơn bố mẹ vợ và họ hàng bên ngoại đã nuôi dạy một cô dâu hiếu đễ, hiền thảo. Mâm lễ “Pây Tái” mang sang nhà vợ sẽ gồm 1 đôi vịt ngon, 1 chai rượu nhỏ, hoa quả theo mùa và nhất định không thể thiếu những cặp bánh lá gai – còn gọi là PẺNG TẢI!
Không dừng lại ở đó, bánh “pẻng tải” còn gắn liền với đời sống nông nghiệp, sản xuất lao động của đồng bào Tày, Nùng. Vụ mùa đã cấy xong, bà con mở tiệc ăn mừng, tạ ơn Trời Đất cho mưa thuận gió hòa. Pẻng tải là kết quả báo hiệu mùa màng bội thu, khi mọi nguyên liệu làm nên bánh đều từ quá trình vun trồng như gạo nếp, lá gai, các loại đỗ, lạc, vừng, đường mật…
Và chiếc bánh dân dã, đồng quê này cũng gói ghém tấm lòng thơm thảo của người dân trong quá trình giữ nước, giữ bản làng quê hương. Khi có giặc giã, đồng bào làm bánh gai cho các chiến binh đem theo ăn đường. Quân đi đến đâu, bà con nơi đấy lại tiếp tục đưa lương thực, bánh trái. Pẻng tải được xâu thành từng cặp để đeo bên người nên đồng bào gọi là bánh đeo, bánh đưa đường. Dù là chiếc bánh đem đi nơi trận mạc nhưng luôn được gói có đôi có cặp. Ai đi xa mang theo pẻng tải để biết có người ở nhà chờ mong, có quê hương để nhớ về. Sau này, bánh còn có nhiều tên gọi khác như bánh vắt vai và đặc biệt nhất đó là BÁNH ĐOÀN KẾT – thêm một mảnh ghép đầy sắc màu và giá trị văn hóa trong bản đồ ẩm thực của 54 dân tộc anh em!
Cùng Esheep Kitchen khám phá câu chuyện về dịp lễ Pây Tái và cặp bánh pẻng tải của đồng bào Tày, Nùng bên trong từng ảnh nhé! Thông qua món bánh này, mình luôn muốn được đi tới nhiều nơi hơn, khám phá được nhiều điều mới mẻ hơn, và góp phần cùng các bạn lưu giữ những giá trị truyền thống tôn đẹp của dân tộc thể hiện qua nếp sống và những món ăn.
Đừng quên chia sẻ không khí đón lễ Vu lan và những mâm cơm ngày rằm tháng 7 ý nghĩa của gia đình bạn
Đồng bào Tày, Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, với ý nghĩa là tháng giêng có tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, thì tết tháng Bảy có ngày 14 âm lịch.
Trong văn hóa Tày, Nùng cũng có lễ Vu lan, cũng ăn rằm tháng 7, hơn nữa ngày này còn được coi là cái Tết quan trọng thứ hai trong năm, được gọi với cái tên rất hay, rất ý nghĩa đó là “Pây Tái” – có nghĩa là Tết nhà ngoại.
Từ những ngày đầu tháng, bà con đã rục rịch chuẩn bị từ rất sớm để đón Tết và hơn cả là đón con gái, con rể cùng các cháu về thăm nhà.
Trong văn hóa Tày, Nùng cũng có lễ Vu lan, cũng ăn rằm tháng 7, hơn nữa ngày này còn được coi là cái Tết quan trọng thứ hai trong năm, được gọi với cái tên rất hay, rất ý nghĩa đó là “Pây Tái” – có nghĩa là Tết nhà ngoại.
Từ những ngày đầu tháng, bà con đã rục rịch chuẩn bị từ rất sớm để đón Tết và hơn cả là đón con gái, con rể cùng các cháu về thăm nhà.
Phong tục đón Pây Tái của bà con cũng rất đặc sắc.
Về phần lễ, các chàng rể sẽ mang mang sang nhà vợ 1 đôi vịt ngon, 1 chai rượu nhỏ, hoa quả theo mùa và nhất định không thể thiếu những cặp bánh lá gai – còn gọi là PẺNG TẢI. Cả nhà sẽ làm cơm để dâng lên tổ tiên, cảm ơn ơn trên phù hộ cho gia đình, sau đấy là con cái hỏi thăm, chăm sóc bố mẹ, tỏ lòng hiếu thảo.
Còn phần hội, dịp Pây Tái bà con hay tổ chức hát múa, đánh đàn, thi gói bánh, thi đua mảng hay tái hiện phong tục chọc sàn truyền thống.
Về phần lễ, các chàng rể sẽ mang mang sang nhà vợ 1 đôi vịt ngon, 1 chai rượu nhỏ, hoa quả theo mùa và nhất định không thể thiếu những cặp bánh lá gai – còn gọi là PẺNG TẢI. Cả nhà sẽ làm cơm để dâng lên tổ tiên, cảm ơn ơn trên phù hộ cho gia đình, sau đấy là con cái hỏi thăm, chăm sóc bố mẹ, tỏ lòng hiếu thảo.
Còn phần hội, dịp Pây Tái bà con hay tổ chức hát múa, đánh đàn, thi gói bánh, thi đua mảng hay tái hiện phong tục chọc sàn truyền thống.
Những chiếc bánh pẻng tải được làm từ chính gạo, đỗ, lạ.. thu hoạch từ vụ mùa bội thu, cùng tấm lòng thành kính của bà con gửi gắm trong từng công đoạn.
Tìm hiểu từ chính các bạn thành viên Yêu Bếp và bạn bè người Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng, mình đã thử tự làm bánh tại nhà và kết quả thật bất ngờ.
Cách làm pẻng tải không khó, nhưng cũng không dễ ợt tới mức làm lần đầu là ngon ăn. Nhưng sau khi tìm hiểu về ý nghĩa, phong tục làm pẻng tải đón rằm của bà con, thì công sức bỏ ra cho những cặp bánh này là hoàn toàn xứng đáng.
Cách làm pẻng tải không khó, nhưng cũng không dễ ợt tới mức làm lần đầu là ngon ăn. Nhưng sau khi tìm hiểu về ý nghĩa, phong tục làm pẻng tải đón rằm của bà con, thì công sức bỏ ra cho những cặp bánh này là hoàn toàn xứng đáng.
Cùng khám phá cách làm chi tiết trong các ảnh tiếp theo nhé!
NGUYÊN LIỆU:
– 70g lá gai khô
– 400g bột gạo nếp
– 80g mật mía (hoặc đường phên bào vụn)
– 400ml nước
-150g đỗ xanh
– ¼ tsp muối tinh
– 100g dừa sợi (tùy ý)
– 90g đường kính
– Dầu ăn
– Vừng rang thơm
– Lá chuối, lạt chuối, dây mây
– 70g lá gai khô
– 400g bột gạo nếp
– 80g mật mía (hoặc đường phên bào vụn)
– 400ml nước
-150g đỗ xanh
– ¼ tsp muối tinh
– 100g dừa sợi (tùy ý)
– 90g đường kính
– Dầu ăn
– Vừng rang thơm
– Lá chuối, lạt chuối, dây mây
Đầu tiên là chuẩn bị lá gói bánh nhé!
Thay vì dùng lá chuối khô như bánh gai thường, mình dùng lá chuối tươi “1 nắng” cho héo bớt, xé thành từng miếng dài độ 1 gang tay.
Thay vì dùng lá chuối khô như bánh gai thường, mình dùng lá chuối tươi “1 nắng” cho héo bớt, xé thành từng miếng dài độ 1 gang tay.
Luộc lá chuối 5 phút trong nước sôi để rửa trôi hết nhựa, bánh sẽ không bị ngấm vị chát từ nhựa lá.
Lá chuối sau khi luộc sẽ rửa lại sạch sẽ, lau khô.
Lá chuối sau khi luộc sẽ rửa lại sạch sẽ, lau khô.
Mình đã thử làm pẻng tải với bột lá gai thì thấy màu bánh đen thẫm nhưng vỏ hơi đanh cứng, do thiếu độ kết dính từ các thớ lá gai, mùi bánh cũng kém thơm hơn.
Nên ngon nhất là chọn được lá gai nếp phơi khô, bóc hết gân xơ để làm vỏ bánh.
Nên ngon nhất là chọn được lá gai nếp phơi khô, bóc hết gân xơ để làm vỏ bánh.
Rửa lá gai khô cho sạch bụi rồi luộc cùng nước cho đến khi chín giừ, róc được những cọng gân lá còn sót lại.
Vớt lá gai ra, vắt ráo.
Mình nhờ người anh trai mỏ hỗn không tiện nhắc tên vắt lá, ai dè anh mình bữa đấy chắc tức chuyện gì đó nên hơi quá đà, quý vị thông cảm =)))
Theo kiểu xưa, chọn gạo nếp không được lẫn tẻ, đem xay ướt rồi treo lên cho róc nước qua đêm mới đem nhào. Giờ thay thế bằng bột nếp khô, giản tiện công đoạn mà ai cũng làm được.
Cho bột nếp vào bát trộn lớn, xé thật vụn lá gai vào bát.
Cho bột nếp vào bát trộn lớn, xé thật vụn lá gai vào bát.
Tiếp tục cho thêm mật mía.
Nếu dùng đường phên, bạn đun chảy đường rồi rót vào nhé!
Nếu dùng đường phên, bạn đun chảy đường rồi rót vào nhé!
Thêm nước và trộn đều.
Nhào nhanh tay cho khối bột quyện đều, đồng nhất
Các công đoạn trước dễ rồi, khó nhất chắc là đây.
Tri ân chiếc cối đã hoàn thành sứ mệnh GIÃ VỎ BÁNH =)))
Tri ân chiếc cối đã hoàn thành sứ mệnh GIÃ VỎ BÁNH =)))
Cối vỡ thì mình đành đi mua cối mới thôi các bạn ơi =)))
Cho phần bột lá gai đã nhào sơ vào cối và giã cho thật đều. Bước này cần lực tay rất lớn nên mời các chàng rể vào thể hiện. Bột dẻo mướt, dính chắc nên nặng tay vô cùng.
Dùng lá gai khô thay cho bột lá gai, giã bánh thủ công thay cho máy trộn hiện đại chính là chía khóa để có lớp vỏ bánh dẻo quẹo, thơm ngon, đều màu. Bánh để lâu không bị cứng, khi hấp ăn mềm dính răng và vẫn còn những vụn lá gai ti li rất nịnh miệng.
Bọc kín để bột nghỉ.
Cho phần bột lá gai đã nhào sơ vào cối và giã cho thật đều. Bước này cần lực tay rất lớn nên mời các chàng rể vào thể hiện. Bột dẻo mướt, dính chắc nên nặng tay vô cùng.
Dùng lá gai khô thay cho bột lá gai, giã bánh thủ công thay cho máy trộn hiện đại chính là chía khóa để có lớp vỏ bánh dẻo quẹo, thơm ngon, đều màu. Bánh để lâu không bị cứng, khi hấp ăn mềm dính răng và vẫn còn những vụn lá gai ti li rất nịnh miệng.
Bọc kín để bột nghỉ.
Theo nếp cũ, nhân pẻng tải xưa chỉ có đỗ xanh, lạc, vừng thu hoạch sau vụ mùa thôi.
Đỗ xanh ngâm nở 2-4h rồi xóc ráo, trộn cùng xíu muối và đồ cho chín, bở tơi.
Đỗ xanh ngâm nở 2-4h rồi xóc ráo, trộn cùng xíu muối và đồ cho chín, bở tơi.
Sau này, tùy nhà làm mà nhân bánh có thêm dừa xào, mứt mỡ lợn thêm vào để bánh ngậy, ngọt hơn.
Xào dừa với đường kính và 1-2 thìa nước lọc, hạ nhỏ lửa rim đến khi sợi dừa trong lại.
Đỗ cũng đã chín, dùng chày nghiền thật nhuyễn ngay khi còn nóng.
Trộn đỗ và dừa cùng nhau cho thật đều.
Cân và chia đỗ thành 15 phần bằng nhau, vê lại thành viên tròn.
Khéo tay khéo nặn thế này mà vẫn chưa có người yêu
Tương tự, phần bột vỏ bánh cũng cân và chia thành 15 phần đều nhau bạn nhé!
Chuẩn bị gói bánh nha!
Có 2 cách, cách 1 là bạn gói viên bánh xong lăn vừng, gói lá luôn trên tay.
Cách 2 là như ảnh, cho bạn nào làm lần đầu chưa quen tay là mình sẽ xếp 2 lớp lá xuống thớt phẳng, phết ít dầu ăn lên mặt lá rồi răc vừng rang, làm từ từ từng bước.
Có 2 cách, cách 1 là bạn gói viên bánh xong lăn vừng, gói lá luôn trên tay.
Cách 2 là như ảnh, cho bạn nào làm lần đầu chưa quen tay là mình sẽ xếp 2 lớp lá xuống thớt phẳng, phết ít dầu ăn lên mặt lá rồi răc vừng rang, làm từ từ từng bước.
Lấy 1 viên bột vỏ bánh dàn mỏng rồi khum lại như cái phễu.
Đặt nhân đỗ vào giữa, khum tay lại và vuốt từ dưới lên, bao kín lại không hở nhân.
Vo tròn lại viên bánh rồi ấn nhẹ.
Đặt bánh xuống lá chuối, gấp mép 2 bên vào rồi gấp 2 đầu trên – dưới tạo thành hình vuông.
Dễ hơn thì bạn xem video này nhá:
https://www.facebook.com/share/v/JDZKcPCUNsvEkZnY/
Dễ hơn thì bạn xem video này nhá:
https://www.facebook.com/share/v/JDZKcPCUNsvEkZnY/
Làm lần lượt tới khi hết nguyên liệu.
Hấp bánh trong 30 phút ở lửa vừa.
Theo cách gói nguyên bản, bánh khi hấp xong sẽ được úp vào nhau theo cặp, rồi cùng que tren xâu lại cố định và treo lên xà nhà cho ráo, se lại miếng bánh và việc bảo quản cũng tốt hơn.
Khi đi làm nương, người ta vắt bánh lên người như vắt khăn, nên bánh mới được gọi là bánh đeo, bánh vắt vai.
Mình định lấy đũa cả của mẹ để vắt bánh, nhưng cứ nhìn thấy nó là tuổi thơ lại ùa về, mình lại thôi, các bạn Tày, Nùng thông cảm cho mình nhé huhhuhu..
Khi đi làm nương, người ta vắt bánh lên người như vắt khăn, nên bánh mới được gọi là bánh đeo, bánh vắt vai.
Mình định lấy đũa cả của mẹ để vắt bánh, nhưng cứ nhìn thấy nó là tuổi thơ lại ùa về, mình lại thôi, các bạn Tày, Nùng thông cảm cho mình nhé huhhuhu..
Nên mình úp bánh lại rồi dùng dây mây buộc lại thành từng cặp, đem bày mâm cỗ, hay tặng người thân yêu cũng rất gọn gàng, xinh xắn.
Các bạn có thể buộc lạt tre, lạt chuối đều được nhé!
Các bạn có thể buộc lạt tre, lạt chuối đều được nhé!
Miếng bánh đen óng, dẻo thơm, nóng hổi cho những ngày đồng áng.
Cho đến những mâm cơm gia đình ấm cúng mùa Vu lan & rằm tháng 7.
Khi ăn, chớ bóc bánh rào rào mà hãy nhẹ tay bóc từng tàu lá, như vậy bánh sẽ không bị bục rách. Từ từ cảm nhận vị bánh thơm thảo, mùi gạo dẻo, mùi lá gai nếp bùi bùi, cả vị đỗ, mật ngào ngạt nó mới ngon làm sao.
Pẻng tải ngoài hấp còn có thể đem nướng than, lớp vỏ bột xém giòn bên ngoài, trong vẫn ẩm dẻo rất thơm.
Khi ăn, chớ bóc bánh rào rào mà hãy nhẹ tay bóc từng tàu lá, như vậy bánh sẽ không bị bục rách. Từ từ cảm nhận vị bánh thơm thảo, mùi gạo dẻo, mùi lá gai nếp bùi bùi, cả vị đỗ, mật ngào ngạt nó mới ngon làm sao.
Pẻng tải ngoài hấp còn có thể đem nướng than, lớp vỏ bột xém giòn bên ngoài, trong vẫn ẩm dẻo rất thơm.
Thông qua món bánh này, mình luôn muốn được đi tới nhiều nơi hơn, khám phá được nhiều điều mới mẻ hơn, và góp phần cùng các bạn lưu giữ những giá trị truyền thống tôn đẹp của dân tộc thể hiện qua nếp sống và những món ăn.
Đừng quên chia sẻ không khí đón lễ Vu lan và những mâm cơm ngày rằm tháng 7 ý nghĩa của gia đình bạn
Đừng quên chia sẻ không khí đón lễ Vu lan và những mâm cơm ngày rằm tháng 7 ý nghĩa của gia đình bạn
Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé
Link bài gốc từ:https://www.facebook.com/esheepkitchenvn/posts/1064407728388229?ref=embed_post