Phần 3: “Phân khu nhiệm vụ” đồ đạc trong bếp (1)

Thiết kế Bếp/Nhà
Lục túi kinh nghiệm nhà admin Yêu Bếp
PHẦN 3 – “PHÂN KHU NHIỆM VỤ” GIỮ BẾP GỌN GÀNG NGĂN NẮP
Nhóm Yêu Bếp nhà mình thực sự là một “cuốn từ điển” sưu tập vô vàn những căn bếp đẹp, sạch, gọn, đáng mơ ước các bạn nhỉ.
Tuy nhiên, một lần nào đó, trong một bài nào đó, mình thấy có bạn comment rằng “Bếp sạch, đẹp, gọn thế này, thì chỉ trưng bày thôi. Chứ bếp nấu ăn hàng ngày, thì chẳng bao giờ có chuyện gọn gàng, sáng bóng lên thế này đâu. Chưa kể còn phải có tiền thì mới có bếp đẹp chứ không có tiền thì làm bếp đẹp để ngắm làm gì?”.
Mình thấy chị chủ căn bếp đó trả lời lại rất nhã nhặn, lịch thiệp và rất hiểu biết, đại ý rằng: Căn bếp, hay ngôi nhà mỗi người, sạch gọn hay không – đôi khi không phụ thuộc vào kinh tế, mà phụ thuộc vào tính cách, nhu cầu và sở thích mỗi người. Có những người bếp rất nhỏ nhưng rất gọn gàng ngăn nắp. Nhưng cũng có những người biệt thự xa hoa, nhưng căn bếp tuyềnh toàng hoặc lộn xộn, là chuyện thường.
Mình thấy chị chủ thớt chia sẻ quan điểm ấy rất đúng với quan điểm của mình: Nhà và bếp sạch gọn đẹp hay bừa bộn, đầu tiên phụ thuộc tính cách và mong muốn mỗi người. Nếu người có tính cách và mong muốn gọn gàng sạch sẽ, trước sau gì họ cũng tìm được cách để gọn gàng. Cái này không phụ thuộc vào kinh tế hay không.
Nhưng mình thấy bạn thành viên comment nói cũng có ý đúng, đó là: căn bếp đẹp cũng chính là là thứ tốn tiền nhất, là khoản đầu tư “to” nhất của cả căn nhà.
Tuỳ từng mức độ ngân sách của gia đình khi làm nhà, sửa nhà, thì căn bếp sẽ được đầu tư cho “vừa túi”. Bếp cũng là nơi đau đầu nhất vì đôi khi “tiền mất mà không vui”. Vì đồ đẹp, xịn rồi, nhưng lại không tiện lợi, hoặc không phù hợp là chuyện thường, do căn bếp là nơi ta phải tương tác, phải hoạt động nhiều nhất trong nhà đó.
Kinh nghiệm của mình là: Biết-Mình-Cần-Gì. Nếu bạn là người dùng căn bếp đó, hãy nhắm mắt lại, tưởng tượng về không gian bếp mà bạn sẽ đứng trong nó, bạn sẽ làm những gì, sẽ muốn gì, sở thích và thói quen của bạn thế nào. Từ đó hình dung và “phân khu nhiệm vụ” của các loại thiết bị, dụng cụ trong bếp theo công năng của nó và theo chính thói quen của bạn. Thì sẽ không bị mơ hồ, rối bung.
Tiếp sau, hãy tưởng tượng các thành viên khác trong gia đình, khi bước vào bếp, làm thế nào để quan sát và nhận biết được dễ dàng các dụng cụ đã được phân loại ấy, sử dụng có dễ dàng không.
Mỗi nhóm được phân khu lại cần có sự tương tác hợp lý với nhau, ví dụ như máy rửa bát nên để cạnh chậu rửa, tủ đựng bát đĩa khô cần gần máy rửa bát để không bị bê vác bát đi xa.
Trong bài này, mình xin chia sẻ kinh nghiệm phân khu nhiệm vụ của 2 nhóm dụng cụ sau:
1. Giá treo tường bếp
2. Ngăn kéo phân loại đảo bếp
Để các bạn tham khảo nhé.
1. Giá treo tường bếp:
Như phần trước đã nói, bếp nấu nhà mình đặt ở đảo bếp, là để khi nấu nướng, dầu mỡ sẽ không bắn lên tường bếp và các dụng cụ, gia vị được treo trên tường. Cách phân khu thế này cực tiện lợi trong việc vệ sinh bếp và bảo quản đồ đạc. Sẽ không hề có chuyện chiếc ấm đun nước SMEG bóng bẩy của mình bị bám dầu mỡ, hay mấy chai gia vị loang lổ dầu mỡ.
Cách phân loại đồ treo tường:
– Chỉ treo những thứ thường dùng nhất.
– Vị trí đồ được treo gần nhất với nơi cần dùng.
– Ưu tiên phương án giá treo linh hoạt (thay đổi hoặc di chuyển được phần treo đồ).
Hệ thanh treo này là thứ được nhiều bạn hỏi nhất mỗi khi mình đăng hình bếp nhà mình lên Yêu Bếp. Nên hôm nay mình sẽ review kĩ cho các bạn tham khảo nhé.
– Đây là hệ thanh treo linh hoạt của Hafele với các kích cỡ giá treo khác nhau, để treo những khay đỡ đồ khác nhau, gồm: giá treo dao và các khay đỡ kích cỡ khác nhau treo cùng trên thanh treo dài hết mặt tường bếp.
– Các giá, khay này được cài gá vào thanh treo nên hoàn toàn có thể thay đổi vị trí, có thể tháo rời lau chùi bất cứ lúc nào.
– Trọng tải của mỗi thanh treo khá lớn, mỗi khay đỡ cũng vậy, nên có thể treo được cả đồ nặng như nồi niêu, thớt.
– Các thanh treo có chiều dài theo tiêu chuẩn: 60cm, 90cm, 120cm. Vậy nên phần tường nhà mình vừa đủ ghép 3 thành trên với nhau. Tuỳ chiều dài tường mà bạn có thể chọn thanh vừa nhất ghép vào nhé. Hoặc có thể cắt bỏ cho vừa, rất dễ. Khi lắp vào thành hệ thống, khay đỡ có thể trượt đủ cả chiều dài thông nhau chứ không chỉ trượt được theo chiều dài 1 thanh.
Mình đánh giá bộ hệ treo này là 1 trong những “phát minh” và thiết kế đáng đồng tiền bát gạo nhất của Hafele. Nó làm cho cái bếp nhà mình cực kì gọn, sạch và dễ dùng, mình phân khu đồ mình muốn treo trước, rồi mới đi mua và chọn khay đỡ sau, nên cực kì vừa vặn. Chi tiết từng khu mình sẽ ghi trong từng hình nhé.
2. Ngăn kéo phân loại đảo bếp:
Trước đây, bếp cũ nhà mình hầu như không có ngăn kéo. Mọi thứ đều là hộc tủ lớn, nên để đồ rất khó phân loại và dễ lộn xộn. Sau, mình được tiếp xúc nhiều căn bếp hiện đại, tận dụng nhiều nhất các loại ngăn kéo, thì mình phát hiện ra việc có ngăn kéo giống như cuộc cách mạng vậy, giúp phân loại đồ, lưu trữ đồ và quan sát, sử dụng đồ cực kì tiện lợi. Vì vậy, toàn bộ phần chân đảo bếp của mình thực chất là 1 cái kho khổng lồ gồm 15 khu lưu trữ (cả 2 mặt trước, sau đảo), khiến mình không phải mất hẳn 1 gian nhà để trữ đồ nữa.
Toàn bộ những đồ nặng nhất, cồng kềnh nhất mình đều để ở ngăn kéo này: bát đĩa gốm sứ, chai lọ thuỷ tinh, lọ cắm hoa, nồi niêu xoong chảo, các loại dụng cụ bếp v.v…
Và mặt trước đảo, mình vẫn vừa lưu trữ, vừa trang trí được bằng hộc tủ.
Quan trọng nhất là, mình đã giảm tải được cho phần tủ bếp treo trên cao. Các tủ cao giờ mình chỉ để những đồ nhẹ, nhỏ như các loại gia vị, nguyên liệu khô. Và để thành hộc trang trí cho bếp thoáng đãng mà thôi.
Tuy nhiên, việc lưu trữ đồ và phân khu đồ trong ngăn kéo cũng có nhiều điều cần lưu ý. 1 là bạn phải chú ý ngay từ đầu các kích cỡ quy chuẩn của hộc tủ và thanh ray tiêu chuẩn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và diện tích rất nhiều. Luôn tra cứu thông tin kích cỡ thanh ray, hộc tủ trước khi quyết định đảo bếp, hay tủ bếp của bạn định làm dài rộng bao nhiêu, chia bao nhiêu ngăn. Kẻo thiết kế 1 đằng, xong sau đi mua thì phụ kiện lại 1 nẻo, không cái nào vừa với thiét kế của bạn.
Và 1 điều cần lưu ý cực kì đó là chất lượng và tải trọng của các phụ kiện ngăn kéo. Cái này là thứ luôn cần phải đầu tư khi bạn có ý định dùng ngăn kéo:
– Phụ kiện tốt sẽ giúp ngăn kéo và hệ tủ có độ bền cao, kéo trơn tru dễ dàng, tránh tình trạng dùng vài tháng đã xệ ngăn, không kéo được hoặc mắc kẹt.
– Nên chọn loại có độ “hít” – nghĩa là khi đẩy vào thì sẽ giảm chấn và hít thẳng vào tủ không va đập.
– Thị trường có loại nhấn -mở: Cái này cũng rất tiện: làm bếp tay bẩn không phải thò tay xuống mở, chỉ cần đẩy đầu gối nhẹ là ngăn kéo tự mở ra. Rất thú vị. Nhưng cũng dễ mở lúc chẳng may chân chạm vào nên lần này nhà mình lại không chọn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tham khảo ở các showroom của Hafele nhá mình thấy khá hay.
– Trọng tải: Cực cực kì quan trọng, ngăn kéo nhà mình, ai đến cũng trố mắt ra khi mình tương cả nồi gang (mỗi cái nặng 5kg), rồi hàng chồng bát đĩa gốm sứ nặng trịch vào 1 cái ngăn kéo. Nhưng không lo nhé, giờ có những loại phụ kiện thanh ray ngăn kéo siêu đỉnh, có thể trữ rất nặng, nên bạn sẽ không phải để chồng đống bát đĩa vào hộc tủ hoặc để trên cao dễ rơi vỡ nữa. Nhà mình dùng toàn bộ phụ kiện tủ bếp và phụ kiện thanh ray, ngăn kéo của Hafele, cũng chưa phải là loại xịn xò đắt nhất của hãng này đâu, nhưng đã rất đủ dùng rồi. Bạn cứ tham khảo nhé.
Như những chia sẻ trước mình đã nói, nhà mình dùng đồng bộ đồ bếp của Hafele (mỗi phần gỗ là không vì tiếc quá lúc mình làm bếp mình lại không nghĩ ra là Hafele có cả gỗ bếp luôn, tưởng chỉ có thiết bị và phụ kiện ), nên đúng là bếp sau khi set up thì nhìn chỉn chu nuột nà vô cùng, rất đồng bộ, rất ngon mắt. Nhiều mem Yêu Bếp còn tưởng đây là… showroom của hãng =)) Nhưng không phải nhé. Mình thích thì mình dùng thôi. Về kinh nghiệm và say mê với đồ bếp của Hafele thì mình cũng thuộc dạng cuồng đấy, thiếu nước làm đại diện thương hiệu luôn cho rồi ha ha.
Đùa vậy thôi, đồ phụ kiện tủ bếp của Hafele thì nổi tiếng lâu rồi, mình không cần quảng cáo đâu, các bạn tự tìm hiểu nhé.
Giờ thì mình xin chia sẻ chi tiết từng phân khu nhiệm vụ trong bếp nhà mình ở 2 phần như đã nói trên trong từng hình nha.
Còn các phần khác, các bạn có mong muốn mình chia sẻ thêm phần nào, thì comment cho mình biết, mình sẽ cố gắng dành thời gian chia sẻ tiếp nha.
Mời các bạn xem từng hình nhé.
Phía trên đảo bếp, trên mặt bếp phía bồn rửa và hệ tủ bếp trên: Các bề mặt luôn giữ gọn gàng sạch sẽ nhất có thể, đơn giản lắm, vì đồ nào cũng có chỗ để để rồi, nên không còn bầy gì lên đây nữa, sẵn sàng để nhặt rau, thái thịt, sơ chế, nấu ăn. Bếp sẽ gọn gàng mà vẫn ấm áp, chứ không “sạch banh” lạnh lẽo.
À để giữ sự ấm áp của khu bếp thì mình lắp luôn đèn led cảm ứng ở hệ tường này, trông vừa đẹp “như showroom”, vừa đủ sáng khi làm việc, lau dọn. Mình chọn ánh sáng ở độ K khoảng 5200 -5500: gọi là “sáng nắng” nhé, thì không quá vàng vọt ủ ê, không trắng lạnh lẽo, bếp lúc nào cũng kiểu lung linh trong nắng ý.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Khi không bật đèn, trời u ám đang mưa to thì như này nha =)))
Căn bếp trong mưa vẫn ấm chứ?


(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

À để giữ sự ấm áp của khu bếp thì mình lắp luôn đèn led cảm ứng ở hệ tường này, trông vừa đẹp “như showroom”, vừa đủ sáng khi làm việc, lau dọn. Mình chọn ánh sáng ở độ K khoảng 5200 -5500: gọi là “sáng nắng” nhé, thì không quá vàng vọt ủ ê, không trắng lạnh lẽo, bếp lúc nào cũng kiểu lung linh trong nắng ý.


(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Cận cảnh hệ giá treo và phân khu treo các loại gia vị nêm nếm nhé.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Từ trái sáng phải là:
– Móc treo đồ:
Ưu điểm: Cực cực kì tiện, treo phái trên và có thể di chuyển dọc theo 2 bồn rửa, rửa những thứ nho nhỏ xong treo luôn lên cho khô.
Nhược điểm: phần móc hơi nhỏ nên treo những thứ to như nồi niêu, thớt mà chồng lên nhau thì phải cẩn thận kẻo dễ rơi.
– Khay đỡ chai cao: Tiện vô cùng, nhà mình dùng các chai thuỷ tinh cùng bộ để chắt dầu ăn, nước mắm, xì dầu, dầu mè, dấm trắng vào đây. Dùng rất sạch, gọn, tiện, khi mua sẽ mua chai to rồi chắt dần ra, đỡ mua chai nhỏ lại vứt nhiều rác vỏ chai. Chưa thấy có nhược điểm he he.
– Khai đỡ đồ ngắn, có thanh bảo vệ: Cũng chưa thấy nhược điểm, nhà mình để các lọ hũ gia vị khô như tiêu, muối, ngũ vị hương, hạt dổi… và chai xịt dầu, cũng như chai tinh dầu khuếch tán. Điên cái là được hôm hứng lên chụp hình thì bọn trên studio mượn mất mấy chai tiêu muối v.v.. để chụp nên không có đồ cho các bạn xem ha ha.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Cận thêm tý nữa ngắm cho rõ 2 khay đỡ này nào!

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Lý do tiện lợi của giá đỡ ngắn dài khác nhau là để đồ ở dưới rất tiện và linh hoạt, không bị vướng víu.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Cận cảnh giá treo có móc. Treo được 2 thớt hoặc 1 thớt và các dụng cụ nhỏ, không treo được cùng lúc nhiều nồi niêu.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Khay đỡ cỡ ngắn nhất của hệ thanh treo Hafele được mình dùng treo các lọ nước rửa tay, rửa bát, giẻ rửa bát các loại. Cực kì sạch sẽ khi rửa xong là lau vèo 1 cái khe hẹp bồn rửa sát tường, không phải nhấc từng thứ lên như khi để thẳng xuống mặt đá.


(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Cận cảnh em nó! Siêu xinh và gọn!

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Siêu phẩm thanh treo dao nam châm =)) Lần nào mình đăng bài bếp nhà mình lên mà có cái này là ai cũng hỏi. Nên thôi lần này mình không chụp kỹ nữa. Nó chỉ đơn giản thế này thôi mà tiện lắm lắm. Khô ráo sạch sẽ, an toàn nữa vì lưỡi dao được che kín. Nó chính là cái giá treo dao nam châm của Hafele nha. Các bạn tự search giùm mình nhá!

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Tất cả các khay đỡ, giá treo, giá móc đều được cài vào thanh treo một cách dễ dàng và linh hoạt thế này nha! Tháo ra lau chùi rồi lại lắp vào rất dễ dàng.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Thế nên bất cứ lúc nào cũng có thể thay đổi vị trí các khay đỡ, để bếp sinh động hơn ,thuận tiện hơn khi có đồ cao cần để ở dưới nhá.
Sang phân khu ngăn kéo trữ đồ nha.
Thấy tiện lợi đủ đường không? Vị trí đảo bếp cách tủ bếp tường là 1m2 (trộm vía cũng cần bếp rộng chút). Nên mình thiết kế ngăn kéo để bát đĩa, cốc chén ly tách và thìa đũa muỗng nĩa thành 1 dọc ngay đối diện máy rửa bát âm tủ thế này. Rửa xong, khô cong chỉ việc mở ra, nhấc từ máy sang, trời ơi nó nhàn!
Ngăn dưới cùng là cốc tách thuỷ tinh, ramekin các kiểu nha.
Ngăn giữa là bát đĩa tô chén ăn hàng ngày.
Ngăn trên cùng là thìa đũa muỗng nĩa.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Mình dùng đồng bộ tô chén đĩa bằng sứ màu trắng theo kiểu Bắc Âu cho bữa ăn hàng ngày nha. Ta nói nó nặng!!!!! Nguyên cái ngăn kéo này nó nặng trịch ra, nên thanh ray phải thật chắc chắn xịn xò nhé.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Lót trong ngăn kéo là tấm lót ngăn kéo chống ẩm mốc chống vi khuẩn, chống ma sát xô đẩy mình cũng mua của Hafele nha. Nó là từng cuộn kích thước dài, xong mua về tự cắt ra theo nhu cầu. Mà nó đắt!!! Mình lúc mua trố lồi mắt ra bảo quái sao cái tấm lót ngăn kéo mà đắt vậy trời, xong rình mãi nó sale 50% thì mua lẹ. Mà chỉ dám mua đủ lót khu tủ bếp đảo, và tủ bếp chính thôi còn chưa đủ. Những ngăn còn lại mình mua tấm trải thông thường về dùng.
Ok fine, dùng xong mới thấy 1 trời 1 vực  tấm trải thường mình mua loại tấm trải bàn nhựa đẹp lắm, trải 1 vài hôm nó cong tớn, quăn queo vì bị ẩm, rồi nó nhăn nhúm và xô lệch hết trơn mỗi khi để đồ vào. Trong khi cái tấm trải này của Hafele nó mê!!! Nó sạch bong kin kít, ẩm thấp nó chấp tất, nó không hề xô lệch, nó thơm phức thơm tho.
Nên giờ mình lại chờ nó sale tiếp, bao giờ sale tiếp mình lại mua bù =))) Đắt nó khác bọt thật sự. Bảo sao ta nói mấy thứ xịn, đẹp, ngon, tiện lợi thì không có đồng hành cùng rẻ!! Điên thật! Đời bất công!!!

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Ngăn kéo kì diệu của bé Sheep tí hon.
Có ai bị mỉm cười khi nhìn thấy ngăn đồ này không? Đây là một trong những ngăn kéo mà mình thích nhất trong bếp của mình. Mình thích những thứ đồ bếp sạch sẽ bóng láng, gọn gàng ngăn nắp được xếp “đâu ra đấy” thế này lắm ấy. Mình tối giản hoá nhu cầu của gia đình, chỉ bày đúng những gì phục vụ hàng ngày ở đây, rất dễ lấy, dễ dùng, dễ sắp xếp. Tổng cộng mỗi thứ thìa dao dĩa là 8 cái mỗi loại. 20 đôi đũa. Các dụng cụ cơ bản cho bếp. Mình còn một hộc tủ chia hộp, để những phần dụng cụ này cho những dịp đặc biệt như liên hoan, tiệc v.v… Và 1 ngăn kéo chia khay thế này bên cạnh cho các dụng cụ khác như: dao nạo, mở nắp chai, cân điện tử, dụng cụ xay hành tỏi v.v.. nhưng mình quên chụp rồi.
Khay chia ngăn này là loại nhựa, bền, chắc chắn và giá rất phải chăng cũng của Hafele. Thực ra trong mơ ước của mình, là loại chia ngăn gỗ sồi đẹp phát khóc của Hafele cơ nhưng giá nó gấp 10 lần bộ khay chia ngăn này nên mình thấy bộ này cũng vừa tầm với mình và hợp với màu tủ nhà mình rồi. Sau này mình sẽ tiếp tục phấn đấu để tự tặng bản thân bộ gỗ đó sau 


(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Khay chia ngăn này không cần quá cao nên ngăn kéo này cũng chỉ dùng thanh ray loại thấp mà thôi. Rất tiết kiệm diện tích.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Chiều cao của ngăn kéo trên cùng chỉ bằng ½ các ngăn dưới, nhưng khi thiết kế cánh phái ngoài, cần thiết kế khéo kéo để phần cánh che đi trông khá tương đương nhau, trông không bị lệch.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Khu ngăn kéo bên cạnh là để các dụng cụ khác của bếp.
Trên cùng là các dụng cụ nhỏ như mình vừa nói: các loại dao nạo, mở nắp chai, cân điện tử, phin pha cà phê, dụng cụ xay hành tỏi v.v…
Ngăn kéo giữa là trữ các loại hộp nhựa. Có đủ hộp nhựa để đi chợ, để trữ đồ trong tủ lạnh, để phục vụ bữa ăn hàng ngày sẽ giảm thiểu được rác thải nhựa dùng 1 lần. Vì vậy mình ưu tiên dùng hộp nhựa nguyên sinh, cực kì sạch sẽ, kín mùi.
Trông vậy thôi mà nhiều là cũng nặng đấy, nên vẫn cần dùng nguyên bộ thanh ray và phụ kiện ngăn kéo tốt nhé


(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Ngăn kéo cuối cùng của khu này là ngăn đựng toàn đồ siêu nặng: Nồi gang, bộ nồi lẩu nướng bruno 6 chức năng với đủ các thể loại khay nồi: nồi lẩu, khay nướng phẳng, khay nướng rãnh, khay pancake, khay takoyaki, nồi lẩu hấp v.v… và mình xếp thành 2 chồng gọn gàng thế kia. Anh nhà mình bảo mình đúng là nữ hoàng xếp hình 
Còn lại là nồi lẩu chocolate/cheese mang từ Thuỵ Sỹ về, dụng cụ bào đá được 1 bạn mem Yêu Bếp tặng hồi “phiên chợ Trao Yêu” năm ngoái của nhóm mình. Các loại rây kim loại. Và hộp đựng các dụng cụ nhựa như khuôn làm kem, khuôn sushi, phễu v.v…

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Khu ngăn kéo ngay dưới bếp từ mình để nồi niêu xoong chảo. Nên khi nấu lấy ra rất tiện.
Một ngăn nồi riêng, để các loại nồi thường dùng nhất.
Ngăn dưới là ngăn các loại chảo.

(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)
Mình không thích chồng nồi lên nhau vì lấy ra rất lích kích, nên để nồi trong ngăn kéo thế này tiện đủ đường. Cảm giác cô vùng sạch sẽ, dễ quan sát, kéo ra rất dễ lấy. Nhược điểm: tốn diện tích. Nhưung mình cũng chỉ tối giản dùng đúng những thứ này nên không cần nhiều thêm.


(Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/)

Và cuối cùng, nhìn lại tổng thế căn bếp–hàng-ngày của mình nhé. Không phải căn bếp để trưng bày, làm hàng hay sống ảo. Nó là căn bếp hàng ngày mình dùng nấu ăn cho gia đình, cuối tuần còn làm ti tỉ món ngon và đầy hào hứng cùng 2 đứa nhóc nhà mình. Không khó để nó gọn gàng ngăn nắp vì “đồ nào, vật nào đều đã có chỗ của nó”.
Nhưng cũng không dễ để lúc nào nó cũng lung linh sạch sẽ thế này. Việc cần làm là lau chùi dọn dẹp nó ngay sau mỗi bữa nấu, đừng để lưu cữu, đừng để ẩm ướt nhé.
Hi vọng chia sẻ của mình có ích với các bạn.

((Full bài: https://www.facebook.com/groups/groupyeubep/permalink/1194978050886348/))

Related posts

Có hẹn với mùa thu

[Yêu Bếp Dọn Gọn – Cọ Sạch] Mẹo vệ sinh mặt kính bếp từ sạch bóng mọi vết bám cháy đáy nồi KHÔNG CẦN HOÁ CHẤT cực nhanh tiện gọn ĐỈNH NÓC, KỊCH TRẦN, BAY PHẤP PHỚI trong 3 nốt nhạc

Yêu Bếp Muôn Nơi #YêuBếpeverywhere