Ngọt ngào hương bưởi tháng ba
Thơm mà ấn tượng như là… hương em
Tháng ba, Hà Nội trắng tinh khôi bởi những gánh hoa bưởi thơm ngào ngạt mà các bà, các cô gánh rong khắp phố. Bất giác nhớ về những ngày ấu thơ, mỗi độ tàn Xuân là lúc nào trong nhà cũng có một thố mía ướp hoa bưởi thơm ngọt, vừa là thức quà ăn chơi, vừa “vị thuốc” đông y chống cảm mạo trong tiết trời giở giời nồm ẩm.
Người ta cứ nói, người Hà Nội ăn uống khó tính lắm! Nhưng thật ra, “nết” ăn của người Hà Nội không hề khó, nhưng là sành, là tinh lọc. Sành trong cả cách suy nghĩ, cách mặc, cách ăn.
Mía chưng hoa bưởi nom thì dễ lắm, chỉ là ướp mía với hoa bưởi tươi thôi nhưng nếu để đúng với phong vị của người Hà Nội thì còn tỉ mẩn, cầu kì hơn thế.
Nguyên liệu
– 2 cây mía lau/ mía tre
– 1 nắm hoa bưởi
– 500ml nước lọc
Và quan trọng là cần có thêm một bước “quyết định” để hương hoa bưởi thấm sâu vào từng khúc mía, ngọt thơm, thanh khiết và ôm trọn dư vị tháng ba… Mình sẽ hướng dẫn chi tiết trong từng ảnh.
Nếu bạn yêu ẩm thực Hà Nội và các tác phẩm văn học thì ghé ngay kênh Tích Tốc của mình để cùng gia nhập biệt đội “học sinh giỏi” nhà Esheep Kitchen nhé: https://www.tiktok.com/@yeubepo…/video/7209231750721965339
Nhắc đến mía ướp hoa bưởi, món ăn không chỉ gợi lên đôi bàn tay các bà, các mẹ người Hà Nội nắn nót chuẩn bị từng nguyên liệu rồi chậm rãi chế biến, mà còn là hình ảnh nghệ thuật hiện lên qua câu chữ trong các tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng như truyện ngắn Đôi Mắt của nhà văn Nam Cao.
Không rõ mía chưng hoa bưởi có từ khi nào, chỉ biết đây là món ăn chơi/ tráng miệng gắn liền với nhiều thế hệ người Hà Nội.
Vừa là món ngon, vừa là bài thuốc trị ho khan, chống cảm mạo những ngày nồm ẩm cuối xuân cực kì hiệu quả.
Vừa là món ngon, vừa là bài thuốc trị ho khan, chống cảm mạo những ngày nồm ẩm cuối xuân cực kì hiệu quả.
Ở những vùng ven đô, hương hoa bưởi không mang nhiều lưu luyến, có lẽ do bưởi đã quá quen thuộc, là cây ăn quả phổ biến trong vườn. Thế nhưng, với riêng người Hà Nội, hương hoa bưởi thổi nhẹ phảng phất, mơn man khắp mặt thì đúng là sảng khoái.
Mình mua được một bó hoa bưởi thơm ngào ngạt, phần để cắm cho thơm nhà, phần nhẩn nhan tách cánh để dành ướp mía.
Mình mua được một bó hoa bưởi thơm ngào ngạt, phần để cắm cho thơm nhà, phần nhẩn nhan tách cánh để dành ướp mía.
Hoa bưởi ướp mía phải chọn hoa tươi mới hái, bông to, không chọn nụ vì nở chưa hết, hương chưa đủ “chín”, lại càng không nên chọn những hoa có cánh cong hẳn, hương đã phai dần đôi phần.
Một thố mía chưng hoa bưởi nhìn tưởng dễ làm lắm, nhưng để đúng với cái sự sành ăn, cái tiếng tinh hoa đất Hà Thành thì cần thêm tỉ mỉ, thêm cầu kì hơn một chút.
Nói người Hà Nội khó tính là chưa đúng.
Nhưng nói người Hà Nội sành và tinh thì chuẩn!
Sành trong cách thưởng thức, còn tinh lọc trong khâu chọn lựa nguyên liệu cho từng món ăn, cho dù là món ăn chơi/ tráng miệng.
Mía ướp hoa bưởi ngon nhất là mía lau vì thơm, ngọt thanh và nhiều nước, nhì mía tre. Bất quá mới phải dùng đến mía tím, rẻ và dễ tìm, nhưng nhạt và bã lắm!
Nhưng nói người Hà Nội sành và tinh thì chuẩn!
Sành trong cách thưởng thức, còn tinh lọc trong khâu chọn lựa nguyên liệu cho từng món ăn, cho dù là món ăn chơi/ tráng miệng.
Mía ướp hoa bưởi ngon nhất là mía lau vì thơm, ngọt thanh và nhiều nước, nhì mía tre. Bất quá mới phải dùng đến mía tím, rẻ và dễ tìm, nhưng nhạt và bã lắm!
Róc vỏ mía cho thật mỏng. Lựa những thanh vỏ trơn, bóng sáng để cắt giũa thành những xiên nhỏ xinh.
Còn miếng thì được tiện thành từng khúc nhỏ, chẻ làm đôi làm tư cho vừa ăn.
Còn miếng thì được tiện thành từng khúc nhỏ, chẻ làm đôi làm tư cho vừa ăn.
Đừng ướp cả bông hoa bưởi, vì thứ bạn nhận được sẽ là một thố mía “vừa cay vừa đắng” là có thật.
Chỉ cần ướp với cánh hoa thôi, còn phần nhụy sẽ bỏ hết. Nhụy hoa rất nhiều nước, nếu ướp chung sẽ nhũn ra và gây ôi đồ ăn, lại có thêm vị đắng.
Xếp từng lớp mía – cánh hoa bưởi lần lượt vào thố rồi châm thêm 500ml nước lọc cho xâm xấp mặt.
Đậy nắp thố rồi chưng cách thủy trong 30 phút.
Đố bạn tại sao lại cần bỏ thêm nước để chưng đó?
Đố bạn tại sao lại cần bỏ thêm nước để chưng đó?
Đến khi mở nắp thấy mía vàng trong lại như màu nắng, hương hoa bưởi phả thơm ngào ngạt là được 8 điểm rồi
Nhưng để trọn vẹn điểm 10 cho chất lượng, thì cần để mía trong thố nguội từ từ, khi đó mía sẽ mềm hơn, ngọt hơn, ngậm đẫm hương hoa bưởi thơm thanh khiết.
Một nhành hoa em cài mái tóc…
Nhưng thôi có vỏ bưởi gội đầu là được rồi, nên nhành hoa này xin phép được làm màu cho thố mía
Nhưng thôi có vỏ bưởi gội đầu là được rồi, nên nhành hoa này xin phép được làm màu cho thố mía
Sẵn sàng mời các thực khách của “bếp” Esheep Kitchen thưởng thức này!
Có một điều đặc biệt mà mình đã phát hiện ra, là khi mía còn ấm hoặc khi đã lạnh sâu thì ăn rất ngon. Nhưng nếu để nguội về nhiệt đồ thường thì sẽ hơi có vị he đắng nhẹ phảng phất.
Bạn có biết tại sao không? Đoán đúng có thưởng
Có một điều đặc biệt mà mình đã phát hiện ra, là khi mía còn ấm hoặc khi đã lạnh sâu thì ăn rất ngon. Nhưng nếu để nguội về nhiệt đồ thường thì sẽ hơi có vị he đắng nhẹ phảng phất.
Bạn có biết tại sao không? Đoán đúng có thưởng
Nhẩn nha một tách trà, nhâm nhi xiên một miếng mía ướp hoa bưởi ngọt.
Bọn trẻ con thì tranh nhau húp nước mía ướp trong thố cốt cho ngọt giọng để mai đi học còn trả bài được điểm cao.
Còn bạn thì sao?
Bọn trẻ con thì tranh nhau húp nước mía ướp trong thố cốt cho ngọt giọng để mai đi học còn trả bài được điểm cao.
Còn bạn thì sao?
Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé
Link bài gốc từ: