TỰ LÀM HỒNG DẺO KIỂU NHẬT


Mùa thu đầu tiên ở Studio, tranh thủ những ngày nắng đẹp, trời se lạnh và khô ráo, chúng mình thử tự hong một mẻ hồng dẻo, theo cách làm của người Nhật, vơi những quả hồng mình tìm thấy ở các sạp hoa quả tại Hà Nội, trông giống nhất những trái hồng mình đã thấy và ăn bên Nhật và bên Hàn.
Hồng dẻo kiểu Nhật hay kiểu Hàn, thật khac xa loại hồng khô hay mứt hồng sấy khô cong queo, cứng và nhạt nhẽo mình từng ăn.
Hồng dẻo mà mình ăn bên kia có lớp vỏ mỏng dai dai phía ngoài, thịt hồng dẻo, thơm mát và ngọt dịu, lại hoàn toàn không có hạt, mà chỉ có những miếng thạch dẻo (hạt non) giòn sừn sựt, mùi vị cũng rất ngon, còn nguyên vẹn mùi và vị của một qura hồng tươi như được cô đặc lại.
MÌnh có tìm hiểu và biết được cách làm cực kì đơn giản. Chỉ là gọt vỏ, ngâm qua rượu rồi treo lên hong nắng và gió.
Thế nhưng để có được một mẻ hồng ngon, không mốc hỏng, không cứng, không khô, lại giữ được mùi vị thì không đơn giản chút nào.
Quan trọng nhất là sự cảm nhận của người làm trong quá trình làm đối với quả hồn :)) Giống như phải lắng nghe nó vậy. Vì vậy tùy tường thời tiết, nhiệt độ, lại có quãng thời gian hong dài ngắn khac nhau.
Cách làm từng bước mình ghi theo từng ảnh, cac bạn xem từng ảnh nhé.
Album này giống như “nhật ký mẻ hồng thử nghiệm” này vậy. Thành công hay không, mình sẽ cập nhật bằng hình ảnh và ghi chép theo thực tế mỗi ngày nhé.
Bên cạnh đó là vài lưu ý như sau, theo kinh nghiệm bản thân mình và kinh nghiệm của những người bạn mình học hỏi được:
1. Chọn loại hồng nào?


Chọn loại hồng quả cứng, không bầm dập xây xát, vì khi hong sẽ rất nhanh bị mốc. Mùi vị hồng dẻo phụ thuộc vào chất lượng và loại hồng bạn hong. Mình từng hong hồng ngâm (hồng xanh, quả nhỏ) và hồng trứng (quả tròn, cứng vỏ hơn ngả vàng cam) vào mấy năm trước nhưng mùi vị cũng không ngon lắm, quả lại nhỏ khi khô không còn thạch hạt.
Với mẻ hồng này, mình chọn loại hồng cứng, hình dáng tròn bẹt, vỏ màu vàng cam giống loại hồng mình đã thấy và đã ăn ở Hàn và Nhật. Theo mình được biết thì ở Đơn Dương, Đà Lạt trồng nhiều hồng này và được gọi là hồng không hạt. Tuy nhiên mình mua ở sạp hoa quả ngoài chợ Long Biên, thì mình cũng không biết chắc nó là hồng Đà Lạt hay Trung Quốc nữa. Nhưng mình cứ thử xem.
2. Thời gian hong: Theo lý thuyết thì mỗi người chia sẻ 1 kiểu. Mấy bạn người Nhật của mình cho rằng phải hong qua cả mùa đông mới có thể có mật phấn. Có bạn lại bảo chỉ cần 2-3 tuần, có bạn bảo phải 2 tháng. Tuy nhiên mình nghĩ rằng mọi thứ phải phụ thuộc vào kích cỡ quả hồng, mật độ phơi, thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng gió, thời gian có nắng trong ngày. Nên mình sẽ ghi lại cảm nhận theo từng ngày đẻ xme mẻ này hết bao nhiêu thời gian nhé.
3. Ngâm rượu gì: Rượu có tác dụng sát khuẩn, se vỏ giúp đỡ nấm mốc và khô nhanh bè mặt hơn cho hồng đã gọt vỏ, nên cần rượu có độ còn cao một chút. Ở đây mình dùng rượu Volka Hà Nội.
4. Tips – mách nhỏ: Theo kinh nghiệm của bác mình sống ở cùng người dân tộc ở Bát xát, Lào Cai, khi hong các loại thực phẩm, thì rượu ngâm nên được ngâm với hoa hồi rang trước khi ngâm thực phẩm, giúp tính kháng khuẩn cực mạnh, là cách chống mốc tự nhiên, lại giúp giữ được mùi vị của quả, của thịt không bị mất đi trong quá trình hong/phơi. Bạn xem chi tiết trong bước làm nhé.
5. Có nên phơi nắng cho nhanh và không hỏng không? Theo mình được biết, nên gọi đây là quá trình “hong” hồng chứ không phải phơi thì chính xác hơn. Nghĩa là nếu có nắng, sẽ chỉ cần nắng nhẹ, nhiệt độ và độ ẩm càng thấp càng tốt. Nhưng quan trọng nhất là phải có gió, thoáng gió (hong). Nếu nắng quá to và nhiệt độ cao thì hồng sẽ khô quắt lại và thành hồng khô chứ không còn là hồng dẻo.
6. Buổi tối có cần cất vào không?
Nếu hong cả tối và không có mái che thì được gọi là hong sương. Tuy nhiên với thời tiết Hà Nội thì mình không chắc lắm vì sợ độ ẩm cao. Dự tính mẻ này bọn mình sẽ cất vào nhà vào buổi tối, sáng lại mang ra.
Bộ ảnh này đang được cập nhật tới ngày thứ 2 của hồng. Trên thực tế hồng đã sang ngày thứ 3. Mình sẽ tiếp tục cập nhật liên tục nhé.
Dự tính mẻ hồng này mình sẽ hong trong 7-10 ngày với thời tiết HN hiện nay và sang ngày mai thứ 2 (6/11) bọn mình sẽ tiến hàng 1 mẻ mới với thử nghiệm hong sương những đêm có gió, khô ráo.
Còn lại, mọi chi tiết được hướng dẫn trong từng ảnh nha

  • Chọn và sơ chế hồng: Chọn hồng kích cỡ đều, độ chín tới sẽ ngọt hơn hồng quá xanh, nhưng phải còn cứng tay. Rửa sạch, lau khô từng quả. Gọt vỏ hồng. Gọt thật mỏng không “phạm” vào thịt hồng

  • Ngâm rượu, sát khuẩn:
Rang vài cânh hoa hồi cho thơm rồi thả vào ngâm với một chai rượu 700ml (Mình cùng Volka Hà Nội). Tốt nhất nên ngâm 1 ngày trước khi làm hồng

 

Dùng chỉ gai/dây gai mảnh buộc vào núm từng quả hồng. Mình buộc mỗi đầu dây 1 quả ). Ngâm từng quả ngập trong rựou vài phút rồi vớt ra treo lên

Treo hồng lên bất cứ thứ gì có thể như mắc áo, thành ghế v.v ))
Bọn mình có sào tre nên treo trong bếp rất tiện, trước khi vắt lên lan can ban công hong nắng gió.

Từng quả mũm mĩm yêu không thể tả. Các em cứ chờ đấy, tới tầm ngày thứ 4-5, khi hồng đã héo và hơi chảy xuống, sẽ được chúng mình mát xa nhẹ nhàng để hồng có thể tươm mật và tạo thành lớp phấn mật bên ngoài vỏ

Mình sẽ cập nhật tình hình mẻ hồng hong nắng mùa thu ở facebook, click vào link dưới đây để theo dõi nhé <3

 

Related posts

|MÓN NGON – NẤU GỌN| CÁCH LÀM PAD KRA PAO THỊT XÀO HÚNG QUẾ KIỂU THÁI

CÁCH LÀM GỎI BÒ XỐT THÁI THƠM PHỨC NỨC MŨI

ĐẶC SẢN MÙA THU | XÔI TRÁM MUỐI CÁ NƯỚNG DẺO THƠM ẤM LÒNG