Bánh khúc với phần sọ bánh được vùi trong xôi thì chắc là quen thuộc rồi. Còn bánh khúc lá chuối kiểu truyền thống, bạn đã từng thử chưa?
Tinh hoa Bắc Bộ là nằm trọn trong cái bánh dẻo mướt đến dính cả răng này đấy.

Hồi bé, có chùm bánh thế này thì các bạn có mà lác cả mắt luôn. Cả đám túm tụm ngồi ăn bánh, mà nào dám ăn hết, dè sẻn nhấm nháp chút thôi rồi lại gói kĩ, để dành về ăn nốt vì sợ hết mất cái hương vị ngọt bùi, thơm thảo này.
Bạt ngàn lá khúc non, hái thật nhiều về vừa làm bánh, vừa trữ ăn dần cho khỏi nhung nhớ.
– 15 phần lá chuối tươi
– 15 cọng gân lá chuối khô
– 0.5 kg lá khúc non
– 200g bột nếp
– 200g đỗ xanh (ngâm với nước muối loãng 4h)
– 300g thịt ba chỉ
– 50g hành khô băm nhỏ
– 1 Tbsp hạt tiêu sọ
– 1 Tbsp nước mắm cốt ngon
– 1 tsp đường
– ½ tsp muối
– ½ bát con nước

Lạt chuối có hương vị và độ dai chắc rất đặc biệt, khác hẳn với lạt giang, lại có sẵn rất nhiều ngoài bãi sông.

Mẹo của mình để bảo quản rau chính là để thật khô rồi trữ trong hộp chuyên dụng, có lót sẵn giấy ăn dưới đáy, có thể ăn dần trong 1-2 tuần. Còn lâu hơn, bạn có thể hút chân không hoặc sấy và bảo quản trong ngăn đông nhé!

Nên chọn những tàu lá tươi, lành lặn, không quá nhỏ hoặc quá to.




Lá chuối và lạt chuối sau khi chần sẽ được treo lên hong cho khô hoàn toàn hoặc lau sạch bằng khăn mềm.

Thịt thái thành các miếng nhỏ vừa ăn. Nên chọn các phần lẫn thịt – mỡ, nguyên miếng, không bị long bì hay quá nạc/ quá mỡ thì bánh sẽ ngậy thơm, mềm nhân.


Phần đỗ xanh này mình sẽ trộn đều cùng 3-4 thìa nước rim thịt cho mềm mướt, dẻo đỗ rồi chia làm 15 viên, vo tròn.

Để cho rau nguội bớt, chia làm các phần rau nhỏ, vắt lấy nước cốt rau khúc để ra bát riêng.

Không nên xay lá để lấy nước cốt, vì chỉ nước rau thôi sẽ không giàu mùi vị và có chất xơ đặc trưng giúp bột dẻo, sánh như khi giã thủ công, cũng như mất đi gần hết các chất trong rau. Hãy kiên trì giã theo cách truyền thống, bánh sẽ có lớp vỏ khúc đen óng rất thơm, mướt mát dẻo quánh.


Mình sẽ chia phần bột này thành 15 phần bằng nhau nha.

Cách làm bánh khúc truyền thống Bắc Bộ và xôi khúc Hà Nội giống nhau đến 80% khi đều có các nguyên liệu và cách làm nhân, vỏ nếp khúc và cách bọc bột. Chả thế mà rất nhiều bạn bị nhầm giữa xôi khúc và bánh khúc là vì thế!

Tới đây là đã thấy đói bụng lắm rồiiii



Dễ hơn thì bạn có thể xem tại vizéo này: https://www.tiktok.com/@yeubepo…/video/7345785227819748628





Các bạn hấp chõ thường thì căn 40-45 phút là bánh chín nhá!

Hồi nhỏ có bạn nào chơi trò “đốt nào, đốt này” không
Mùa này, ngoài lá rau khúc thì cỏ thuyền trúc cũng nhiều vô kể, bứt vài cọng cỏ chơi là cũng huyên náo cả một góc bãi sông.
Đố bạn đoán được, mình sẽ nấu món gì


Bánh vớt ra nóng hổi là ăn được rồi, nhưng nếu để bánh “nghỉ” thêm vài phút, mùi lá chuối thơm dịu sẽ càng thấm vào bánh, tạo nên hương vị ấn tượng lắm luôn.


Các bạn có thể làm mẻ to rồi chia làm các chùm bánh thế này đem biếu tặng, cũng rất hay ho luôn nha!
Hoặc nếu muốn bảo quản ăn dần thì có thể để vào hộp kín hoặc bọc bằng màng bọc thực phẩm, trữ đông ăn được vài tháng. Khi ăn chỉ cần bỏ lò vi sóng hoặc hấp lại, không bị khô hay lại gạo đâu
Bánh khúc đã rất ngon, rất đậm đà nhưng nếu có thêm vị mằm mặn, giòn bùi của muối vừng nữa thì độ ngon phải gấp vài phần.
Mời bạn cùng thưởng thức nhé!
Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé
Link bài gốc từ:
https://www.facebook.com/esheepkitchenvn/posts/973008724194797?ref=embed_post