Bom tấn mùa xuân mang tên “Cải sen, dưa muối vàng giòn và bí kíp muối dưa không sợ khú” của Yêu Bếp chính thức lên sóng đây các bạn ơi!
Không cần tay thơm, không nhờ tổ độ, mà dưa vàng giòn, trăm mẻ như một. Có vại dưa cải sen mà nấu canh dưa bò hay nấu riêu cá, thậm chí “vetula” hộp thịt đông cũng xin là hết nước mắm luôn
Nhắc đến dưa muối, thì ở miền Bắc, chỉ có vài loại dưa chính như dưa cải sen, dưa bắp cải, hay mùa đông có thêm su hào muối, hành muối để dành ăn Tết.
Có nhà muối dưa cải sen cắt khúc, có nhà lại muối nguyên cả cây to, muối vại to ăn từ mùa đông tới ra Giêng mới hết. Vại dưa này, có khúc cá ngon thì đem kho dưa, hay nấu canh cà chua dưa với lạc, còn nhanh nhất là ăn suông, chấm tí mắm ớt cũng bay mấy bát cơm.
Hôm nay trời cũng đã tạnh ráo, bớt nồm và nổi gió chuyển rét. Ra chợ chọn lấy mấy cây rau cải sen mỡ màng, xanh bóng về phơi rồi muối dưa thôi!
Trông mấy cây cải sen nó có xanh đẹp như diễn viên điện tử không ạ :))) Siêu phẩm cải héo ban công =)))
Vào thời các cụ xưa, “dưa muối tùy tay”, nghĩa là phải có tay nghề thì dưa mới chua thơm được, còn không là hỏng bét, thậm chí có người muối 10 lần thì hỏng… không trượt phát nào =)))
Qua rất rất nhiều lần thử nghiệm, mình đã nắm được công thức và một số bí kíp nằm lòng giúp bạn muối dưa cải sen thành công ngay từ lần đầu tiên, dưa vàng giòn trăm mẻ như một.
Cùng mình khám phá bí kíp muối dưa cải sen siêu giòn, cực dễ này nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu thôi
– 1 kg cải sen
– 1 nắm hành củ
– 1 Tbsp đường
– 3 Tbsp muối
– 2 lít nước
– 1 khúc mía nhỏ
– Hũ thủy tinh hoặc vại sành
Bạn nhớ nhé, THẬT RÁOOO!!
Đố bạn thấy có gì đặc biệt trong các nguyên liệu muối kèm với rau cải sen đó?
Tinh mắt lắm nha!
Đấy chính là mía tươi. Mình học được từ chính các bạn YBer mẹo muối dưa cùng mía. Đường trong mía cũng giúp quá trình lên men, gây chua cho dưa được tốt hơn, lại tạo màu vàng đẹp, vị ngọt thanh, dịu rất ngon
1 thanh sẽ đó sao cho bằng với chiều cao của thành vại muối.
Còn thanh còn lại sẽ dài hơn bán kính của nắp vại chừng 0.5cm để làm thanh cài, lèn rau thật chặt.
Đây là một bước cực kỳ quan trọng, vì như mình đã chia sẻ ở bài chính, tỉ lệ muối – đường cũng là yếu tố quyết định sự thành công của vại dưa lần này Tỉ lệ mình thường sử dụng đó là 3:1 tương ứng 3 Tbsp muối, 1 Tbsp đường và 2-3 lít nước lọc. Đun cho sôi hỗn hợp và khuấy đều cho tan nhé!
Dưa chua – đó là lên men tự nhiên, khác hẳn với ngâm chua bằng giấm, đó là nhờ quá trình lên men lactic dị hình nhờ vi sinh vật chuyển hóa đường có sẵn trong rau củ thành acid lactic và sản phẩm khác.
Nước sôi sẽ giúp triệt các vi khuẩn có hại gây hỏng thối, đồng thời để bay bớt các chất có trong nước máy (vì đa phần giờ chúng ta đều đã dùng nước máy hết rồi ). Tuy nhiên, việc đun sôi quá này có thể làm mất đi cả những vi khuẩn kỵ khí giúp lactic phát triển để lên men và gây chua. Nên phần nước muối này mình sẽ để nguội bớt xuống tầm 60-62 độ C nha!
Rau cải lúc này đã ráo nước rồi, sẵn sàng để “vào vại”
Mình nhắc lại nhá, rau phải thật ráo nha!
Vại muối đã được tiệt trùng sạch sẽ rồi đấy!!
Trút lần lượt 1 lớp rau cải sen, rồi đến 1 lớp hành củ, hành lá cắt khúc.
Điểm danh nhanh! Nhà bạn nào còn có chiếc vại da lươn thần thánh này xin mời comment
Dàn thật đều rau (lá và cọng), hành, tránh chỗ dày chỗ mỏng nhá, dưa sẽ chín đều hơn!
Khi vại đã đầy được già nửa thì bắt đầu đan mía vào thành vại để không bị xô hay nát rau nha!
Tiếp tục bỏ rau cải, hành vào, đan xen từng lớp. Mẹo của mình là không nén quá nhiều rau vào vại, rất dễ nhũn, rách lá khi rau chín, hoặc rau quá dày không ngập nước cũng rất dễ bị hỏng.
Xôm xốp đầy ự thế này thôi nhưng thật ra chỉ đầy có 3/4 vại thôi
Tới lúc này thì đổ nước muối vào vại, sao cho nước ngập hết rau.
Bước này quan trọng nhé, rau không ngập sẽ rất dễ bị khú, nổi váng hoặc mốc lan gây hỏng đấy!
Để chắc chắn rau ngập dưới nước muối, mình sẽ dùng mấy que mía chẻ để gài miệng vại, lèn hết rau xuống dưới, thay cho vỉ tre hay đá cuội.
Nhiều bạn chèn bằng đá cuội, nếu không cẩn thận rất dễ khiến dưa bị “kháng đá”, mùi đất đất sạn sạn rất khó ăn
Đậy kín và để vại dưa ở nơi thoáng mát. Lưu ý là cứ để mặc vại dưa cho nó tự “bôn ba” với nắng gió cuộc đời , đừng mở ra mở vào nhiều, kinh nghiệm nằm lòng của mình đấy =)))
Với thời tiết lạnh như hôm nay là chừng 4-6 ngày dưa sẽ chín. Còn hôm nào nắng ấm chỉ 3-5 ngày là có thành phẩm dưa chua vàng ruộm, thơm phức rồi.
Còn trong thời gian muối, cứ hỏi han, thăm nom hay rủ rê nhau đi chơi là DƯA KHÚ đấy
Ôi cái vại dưa nhớp nháp, nổi đầy bọt rồi cái mùi khăn khẳn mà không bao giờ mình quên!!
Bạn có biết tại sao dưa bị khú không? Thả tim đi rồi mình sẽ dùng hết kiến thức sinh hóa mấy năm trung học mà phân tích cho :))))
Đây, còn nếu làm đúng, làm đủ các bước như mình hướng dẫn thì dưa chín sẽ vàng ươm, giòn tanh tách như này đây
Hành lá thơm dịu, ngọt nhẹ rất hay luôn
Ôi cái cọng cải sen sao nó quyến rũ thế chứ lại Ăn thử miếng xong thế nào lại gắp vội bát con mới toi chứ =)))
Dưa chín tới, hơi hăng hăng có thể chấm mắm ớt ăn với cơm nóng hoặc thịt đông. Hoặc dưa chín thì đem nấu canh dưa bò, kho cá hay rang cơm thì cũng đỉnh luôn
Bạn thuộc team dưa “ương” hay dưa chín? Cùng comment nhé!
Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé
Link bài gốc từ:
https://www.facebook.com/esheepkitchenvn/posts/961872265308443?ref=embed_post