KINH NGHIỆM CHỌN MUA & VỊ TRÍ LẮP ĐẶT CHẬU RỬA HỢP LÝ TRONG BẾP
/Mình thích căn bếp lúc nào cũng sạch gọn khô ráo thơm tho/
Tin không, một thứ có thể khiến bạn phát điên và không muốn vào bếp, nhưng lại cũng có khả năng khiến bạn vượt lười khi vào bếp – chính là cái chậu rửa!!!!
Nó là nơi BẮT ĐẦU cho hầu hết mọi hoạt động trong bếp. Nó còn được gọi là “khu sơ chế ướt”. Nên việc nó có thuận tiện, có dễ sử dụng, có phù hợp với bếp của bạn hay không, chính là tiêu chuẩn đầu tiên bạn cần quan tâm khi bắt đầu set up một căn bếp nhá.
A. Xác định vị trí lắp đặt chậu rửa trong bếp trước khi mua chậu, đừng làm ngược lại:
1. Luồng công việc và không gian cạnh chậu:
Để công việc làm bếp dễ dàng thuận tiện hơn, thì cần xác định “LUỒNG CÔNG VIỆC” sẽ diễn ra trong bếp của bạn. Cần tưởng tượng: khi bạn bước vào bếp, việc gì bạn làm đầu tiên, tiếp theo là gì và kết thúc ở đâu.
Luồng di chuyển càng ngắn, thông thoáng và không chằng chịt thì việc làm bếp càng đỡ mệt, càng sướng.
Vì vậy, chậu rửa luôn cần đặt tại nơi có ít nhất 60cm chiều dài bếp là mặt phẳng trống để xếp đồ khi thao tác. Tránh trường hợp rau rửa xong, bát rửa xong loay hoay không biết để đâu cho khô hoặc phải mang để ra chỗ khác rất bất tiện.
Lý tưởng nhất là cả 2 bên chậu đều có ít nhất 60cm cho không gian này.
2. An toàn điện nước:
Chậu rửa nên đặt cách xa bếp nấu chính cũng một khoảng ít nhất 60cm (chính là khoảng không gian bàn sắp trên), để nước không bắn vào bếp gas hay bếp từ, nồi nấu xong đặt sang không ướt nhẹp.
Chậu rửa nên cách xa ổ điện, nếu ổ điện bắt buộc ở gần (do hạn chế diện tích), thì nên lắp ổ điện lên cao cách mặt bếp ít nhất 20cm.
3. Nếu có máy rửa bát:
Nên đặt chậu rửa gần nhất với máy rửa bát, sẽ tiện lợi khi bạn làm sạch sơ bát đũa trước khi cho vào máy, không phải di chuyển nhiều, tránh rơi đổ vỡ.
4. Nếu có bàn đảo:
Tuỳ sở thích và nhu cầu trong bếp, chậu rửa có thể để tại phần bếp sát tường hoặc bàn đảo tuỳ nhà, tuy nhiên cần lưu ý hệ đường ống thoát nước của chậu sao cho phù hợp, tiết kiệm diện tích nhất.
Ưu tiên khi có bàn đảo: Bếp + bàn sắp khô 1 bên, bên còn lại là bàn sắp ướt + chậu rửa.
5. Liên kết với các công đoạn khác:
Chậu rửa nên ở giữa tủ lạnh và bếp nấu chính hoặc tạo thành 3 góc tam giác phù hợp nhất. Bởi các bước của luồng công việc sẽ là: lựa lặt/sơ chế (bàn sắp), rửa sạch (chậu rửa); lưu trữ (tủ lạnh), rồi đến nấu nướng (bếp chính).
Nếu Tủ lạnh 1 góc, rồi đến bếp, rồi mới lại đến bàn sắp và chậu rửa thì bạn sẽ phải di chuyển nhiều hơn hoặc sẽ bị rối rắm.
-> Sau khi đã xác định được vị trí hợp lý, sẽ xác định được phần diện tích (dài bếp) phù hợp mà bạn cần dành ra làm chậu rửa ở phần B.
B. Chọn chậu rửa phù hợp:
1. Kích thước: Dựa vào phần A, giờ bạn xác định được bạn có 1,2 hay 3 đơn vị dài bếp cho chậu rửa. Đơn vị dài bếp chậu rửa tương đương KHOẢNG 40cm – là chiều rộng của 1 chậu rửa thông thường. Từ đó bạn chọn chậu 1 chậu, 2 chậu hay 2 chậu kèm bàn ráo (khoảng phơi) là tuỳ bạn nhé. (bàn ráo là mặt phẳng cùng chất liệu của chậu rửa, đi kèm chậu). Khoảng phơi này xoay bên trái/bên phải cũng sẽ tuỳ thuộc vào thói quen sử dụng, thẩm mỹ và vị trí hợp lý đối với hộc tủ bên dưới nhé.
2. Kiểu dáng – độ sâu chậu: À cái này thì tuỳ tâm thí chủ nhé. Nhưng sẽ chia ra làm vài kiểu:
– Kiểu hiện đại, mạnh mẽ, vuông thành sắc cạnh: Hợp với không gian hiện đại, tối giản.
– Kiểu mềm mại, nhiều đường cong, có các hoạ tiết: Hợp với không gian cổ điển, lãng mạn.
– Kiểu bất đối xứng, phòng khoáng: Cho những gia chủ tính điên điên à quên tính vui vui phóng khoáng và phong cách nội thất chiết trung một xíu.
– Độ sâu chậu: tuỳ nhu cầu.
3. Chất liệu: Phần lớn, chậu rửa tại bếp hiện thịnh hành nhất 2 loại:
– Chậu inox: ăn chắc mặc bền, sạch sẽ dễ lau chùi. Cứ chọn loại nào xịn mịn vừa tầm tay, inox bóng loáng dày dặn tỉ lệ thuận với giá tiền. Nhược điểm: ờm, với mình thì trông không đẹp cho lắm, lại hơi nhàm chán. Chỉ có duy nhất một màu.
– Chậu đá: Ngày càng hot, ngày càng nhiều mẫu mã và cải tiến chất liệu, nhiều màu sắc và độ bền cũng cao lên. Cách đây 3 năm mình mua chậu đá đầu tiên, đến năm trước mua chậu đá cho nhà mới, đã thấu chấy liệu ưu việt hơn hẳn rồi. Giờ, loại chậu với chất liệu đá GRANTEC là loại cực sạch, chống khuẩn, dễ lau chùi và độ bền rất cao, nhà mình đang dùng.
Nhược điểm: giá cao, không nhiều hãng có. Hạn chế sử dụng cho những nhà có nguồn nước kém, quá cứng, nhiều cặn khoáng vì sẽ khó lau chùi hơn.
4. Hố rác – thoát nước – siphon: Thường bị bỏ qua vì chẳng ai biết nhưng lại quan trọng không tưởng: Hầu hết khi mình đi mua hàng, chẳng ai là người nói cho mình biết, hay tư vấn cho mình đâu. Cái này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm bản thân và bao bài học xương máu, nước mắt và tiền phải bỏ ra khi suốt ngày phải đi thống cống, thông tắc bồn rửa, hoặc bồn rửa có mùi, hoặc hộ thống siphon quá cồng kềnh chiếm tốn diện tích tủ dưới bồn rửa.
Đây cũng là một trong những thứ “đáng giá” và phân biệt bồn rửa rẻ tiền với đắt tiền J Và khi bạn đi mua thì chẳng ai dại gì nói cho bạn cả.
Cá nhân mình: Hố rác phải thông minh, thiết kế phải gọn và dễ nhấc ra làm sạch, chặn được rác nhỏ bẩn nhưng xoáy nước đủ mạnh để nước không tắc. Thoát nước, siphon cũng vậy, thiết kế cực kì quan trọng để nước thoát nhanh, chất liệu và kết cấu phải chuẩn, dịch vụ và lắp đặt chuẩn để không bị các tình trạng có mùi chậu rửa, bị rò rỉ v.v…
Và trong hình là bộ chậu rửa nàh mình, với phần siphon thông minh sạch sẽ cực kì, và lại còn gọn, đẹp nữa dù nó lấp trong tủ, và vì nó gọn, đẹp, khoa học như vậy nên mình xếp được thêm bao nhiêu đồ, tận dụng hộc tủ dưới chậu rửa thành một kho nhỏ để đồ vệ sinh bếp luôn.
5. Tính đồng bộ:
Mình ưu tiên tính đồng bộ, nghĩa là chậu hãng nào thì dùng luôn vòi rửa hãng đó, cùng các phụ kiện bếp đi cùng của một hãng, giúp mình bớt thời gian phải đi tìm, chọn, tự ghép. Chưa kể các phụ kiện hoặc tính năng đồng bộ dễ lắp đặt, dễ theo dõi về kỹ thuật hơn. Và mua nhiều thì thường được giảm giá nữa, hoặc dễ gom luôn đợt săn sale. Như đợt mình làm bếp, thì mình mua đồng bộ của Hafele bên showroom chính hãng luôn, được sale rất tốt.
Còn nếu không, bạn thích phòng khoáng và có thời gian lựa chọn thì bạn có thể chọn nhiều hãng ghép lại, cũng không sao hết vì hầu hết cũng có thông số kỹ thuật chung. Lưu ý các thông số đặc biệt tránh mua chậu về không lắp vừa vòi, kiểu kiểu thế…
C. Kinh nghiệm cá nhân – Review bộ chậu và vòi nhà mình đang dùng:
Từ những kinh nghiệm trên, và dựa trên sở thích cá nhân của mình, mình ưu tiên chọn bồn đá vì thực sự là nó đốn tim mình ngay lần đầu tiên cách đây đến 4-5 năm khi mình lần đầu nhìn thấy kiểu bồn này tại showroom nhà người ta, mình đã chết mê và ân tượng kinh khủng trước chất liệu đi trước thời đại, đẹp, sạch hút hồn.
Điều mình thích là căn bếp nhà mình sẽ không còn bị có cái bồn trông kiểu bóng bóng kim loại nữa, vì mình mơ ước bếp có mặt đá ốp thật đẹp (mình không thích ốp kính, không thích bị bóng phản chiếu trên mặt kính, mặt inox).
Chậu nhà mình lần này là chậu đá JULIUS của HÄFELE (mã là HS-GDD11650) màu đen. Là loại 2 hố chậu + 1 bàn ráo. Với mình đây là tỉ lệ phù hợp nhất với mình, vì mình không thích loại có 1 hố chậu (nhu cầu của mình là phân loại đồ khi rửa), 2 hố chậu của bồn này đều sâu rộng nhất có thể, rửa được nhiều đồ to không vướng víu. Và có bàn ráo, là cái mình thấy cực tiện, vì không phải để trực tiếp đồ vừa rửa xong ra mặt đá bếp, sẽ rất ướt.
Mình chọn chậu màu đen cho hợp với thiết kế nhà mình, và trông lạ mắt, ấn tượng hơn (cái này tuỳ sở thích thôi, chứ mẫu màu mà kem với xám cũng đẹp rụng tim, nhà nào mà hợp các màu đó thì thôi chắc lên đẹp nức nở).
�Đá GRANTEC siêu cứng và có khả năng chống xước, bề mặt dễ làm sạch nên đỡ hẳn vụ đau đầu đặt mua nước làm sạch chậu chuyên dụng. Mình chỉ cần quẹt quẹt nước rửa bát là xong =))) Cũng không thấy bị bám cặn can xi gì hết, có thể do nguồn nước máy nhà mình đang sử dụng không bị quá nhiều cặn canxi . Đặc biệt là bề mặt chống khuẩn nên không bao giờ bị mùi tanh của inox, cũng không bị mùi thức ăn lưu cữu bao giờ (dĩ nhiên còn do bạn vệ sinh, giữ gìn nữa). Những tưởng GRANTEC đã xịn lắm rồi, thế mà bẵng một cái, mình lại nghe nói HAFELE lại tiếp tục cải tiến ra thêm dòng sản phẩm chậu đá mới là GRANSILK VÀ GRANSTONE với quá trời cải tiến về vật liệu. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các chất liệu mới này tại link này nhé (https://tinyurl.com/ybcjquge), biết đâu lại là một gợi ý hay ho cho căn nhà mới của bạn thì sao?
Giá chậu rửa khi mình mua là 9.9M, ở showroom của Hafele Hà Nội (128 Thuỵ Khuê) còn theo mình biết hiện tại giá của sản phẩm đang là 11.99M cơ. Bạn mà theo dõi page Hafele thường xuyên sẽ có thể săn được những đợt họ Sale luôn tại kho ở Hoài Đức
Và thích nhất là mình chọn luôn bộ vòi có thiết kế đồng nhất với bồn này, nên màu, kiểu dáng lên tổng thể bếp rất là ưng. Ai đến nhà mình cũng trầm trồ. Chứ mình tự khen nữa thì ngại quá, nhưng mình ưng lắm ý.
Thực chất là khi mua bồn này xong, mình đã chọn 1 vòi mã khác cơ, là loại vòi uốn đầu tròn, nhưng trước khi lắp đặt thì mình phát hiện ra vòi đó không kéo ra rút vào được, chỉ hợp với chậu 1 hố, nên mình đã tặng minigame trên IG rồi =)), sau đó nhân tiện đợt sale cuối năm ngoái, mình đặt mua lại vòi hiện tại bây giờ, nó cao, linh hoạt hơn, rút ra rút vào dây rất dài, làm sạch rất dễ. Nhưng nó lại còn không sướng bằng vòi cũ ở studio của mình, có 2 cỡ nước phun tia và phun xả mạnh =)) Nhưng thôi nó đẹp, mình tha thứ.
Nếu được chọn lại, mình sẽ ưu tiên theo nhu cầu của mình khi chọn vòi cho chậu rửa:
– Vòi phải đồng bộ chấu liệu, kiểu dáng với chậu, không trông rất trưởng giả học làm sang, kì lắm.
– Vòi phải có dây kéo dài vì mình luôn thích bồn rửa rộng.
– Vòi nên có nhiều chế độ tia nước linh hoạt, ờ thì thực ra là cho ngầu thôi, ai đến thì khoe =)) Chứ ở nhà mình giờ thì cũng chưa nghĩ ra tia sen để làm gì, mình thấy tia phun cũng ok.
Vòi nhà mình là Hafele HT-G270V, loại đá đen, giá gốc 3.2 M đợt mua khuyến mại còn có 2.79M thôi, đã đóng gói trọn bộ phụ kiện rồi.
Bạn nên theo dõi các đợt khuyến mại của Hafele để săn được đồ ưng ý, nếu yêu thích đồ Hafele nhé.
—
Trên đây là một số kinh nghiệm cá nhân của mình sau quá trình làm kha khá bếp cho nhà mình, cho studio v.v… Hi vọng có ích cho các bạn.
Cần mình chia sẻ thêm kinh nghiệm gì liên quan đến bếp, cho mình biết nhé
Góc bếp nhỏ xinh nhà mình. Mình ưu tiên sử dụng đồng bộ đồ của Hafele, chịu khó săn sale là vừa được dùng đồ xịn, vừa siêu tiết kiệm. Tuy hơi mất thời gian một chút. Tổng cộng mình chọn đồ và săn sale tích góp từ lúc bắt đầu thiết kế nhà, đến lúc hoàn thành xong cũng mất vài tháng =))
Chân dung em chậu rửa đá đen và vòi nước đá đen nhà mình.
Tone màu đen trắng và phong cách hiện đại, nên mình chọn chất liệu chậu rửa màu đen, ăn nhập với màu bếp từ đen, trên nền đá thạch anh lát bếp trắng vân mây.
Mình đã dự tính định làm tone navy, tone mint v.v… cơ =))) nhưng tính tổng thể lại với cả nhà, mình lại quay về trắng đen tối giản và đương đại.
Hệ thống siphon dưới chậu rửa cực kì sạch, đẹp, gọn gàng, chất liệu cũng xịn xò khác hẳn luôn. Nên mình có chỗ để tận dụng trữ đồ rất tiện, gọn.
Nó gọn và rộng thế này nên mình lắp giá nhựa để đồ vào để tận dụng diện tích. Cái giá nhự mua online cách đây 10 năm, mình mang từ nhà cũ sang, tiết kiệm vì nó vẫn dùng tốt, mình không muốn vứt đi, lại xả rác.
Chậu đá cũng cực kì dễ dàng trong việc lắp thêm vòi và hệ thống lọc nước. Trông vẫn rất matching với cái máy lọc nước nhà mình.
Chân dung em vòi kéo ra rút vào khiến mình phải “yêu lại từ đầu”, và phần mình vẽ ra cho vui Mình đã từng giveaway vòi cũ trên IG vì đợt đó mua xong cái vòi cong đó mới phát hiện ra em này :))
Chân dung em vòi kéo ra rút vào khiến mình phải “yêu lại từ đầu”, và phần mình vẽ ra cho vui Mình đã từng giveaway vòi cũ trên IG vì đợt đó mua xong cái vòi cong đó mới phát hiện ra em này :))